Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Hội thảo chuyên đề “Văn hóa công sở” của tổ Tâm lý học – Giáo dục học

Chủ nhật - 07/12/2014 07:25
          Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Văn hóa công sở biểu hiện thông qua các chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp trong hoạt động công vụ; quan hệ chỉ đạo, phối hợp, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức; đồng thời, văn hóa công sở cũng thể hiện qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định, nội quy hoạt động của cơ quan, đơn vị, việc bài trí công sở... Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp, phương thức làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ, giúp cán bộ, công chức nhận thức đúng về chức trách, nhiệm vụ của mình đối với xã hội, đối với nhân dân; hình thành thái độ, lòng yêu nghề, niềm tự hào về nghề nghiệp, từ đó có ý thức làm việc tốt, tận tụy với công việc, có hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực với nhân dân, với đồng nghiệp. Văn hóa công sở cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý của cơ quan được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, trụ sở, cảnh quan môi trường làm việc văn minh, hiện đại.
          Ngày 02/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ -TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Sau 7 năm ban hành, việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở vẫn còn nhiều hạn chế. Tại nhiều cơ quan nhà nước vẫn còn hiện tượng vi phạm quy chế; trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức còn nhiều bất cập. Thực trạng trên đòi hỏi cần phải tiếp tục tuyên truyền những quy định pháp luật về xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của trường cao đẳng sư phạm nói riêng, góp phần bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của nhà trường; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước.
Chính vì những lý do thiết thực trên, sáng thứ 7 ngày 29 tháng 11 năm 2014 tổ Tâm lý học – Giáo dục học đã tổ chức buổi hội thảo với chuyên đề “ VĂN HÓA CÔNG SỞ” cho cán bộ giảng viên.
Đến dự với buổi hội thảo có đồng chí Hà Thị Thúy Hằng – phó hiệu trưởng nhà trường, các đồng chí lãnh đạo, trợ lý các phòng, ban, khoa, tổ, đại diện Đoàn thanh niên, chi đoàn cán bộ giáo viên cùng toàn thể các đồng chí giảng viên trong tổ bộ môn.
 
         
        Tại buổi hội thảo các đại biểu được nghe các báo cáo tham luận của các giảng viên trong đơn vị chủ trì ( gồm: Văn hóa giao tiếp trong công sở; camera công sở với những tình huống có thực xảy ra nơi công sở làm ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như văn minh nhà trường; việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nhà trường.) Hội thảo còn được nghe 2 bản tham luận của các đại biểu (đồng chí Trương Minh Hằng – trưởng khoa Xã hội với tham luận “Văn hóa công sở của giảng viên trường CĐSP Lạng Sơn”; đồng chí Nguyễn Thị Hoàn – Trưởng phòng Tổ chức với tham luận “Văn hóa công sở của cán bộ phòng ban trường cao đẳng sư phạm”). Nét nổi bật của các báo cáo tham luận là nêu bật nên những thực trạng còn tồn tại ảnh hưởng đến văn hóa công sở của nhà trường.
 
Đ/c Nguyễn Thị Hoàn – Trưởng phòng Tổ chức, trình bày
tham luận tại Hội thảo
Đ/c Trương Minh Hằng – Trưởng khoa Xã hội, trình bày
ham luận tại Hội thảo
         Nhiều tham luận có ý nghĩa thực tiễn trong việc chỉ ra những tồn tại và hướng giải quyết những khiếm khuyết đó. Các đại biểu tham dự Hội thảo đã góp ý, trao đổi những kinh nghiệm, chỉ ra một số những vấn đề còn bất cập trong việc thực hiện văn hóa công sở của giảng viên nhà trường hiện nay và cùng thảo luận về những biện pháp khắc phục các vấn đề đã nêu ra.

Đ/c Hà Thị Thúy Hằng – Phó hiệu trưởng nhà trường, phát biểu tại Hội thảo
         
        Tại Hội thảo, đồng chí Hà Thị Thúy Hằng – Phó hiệu trưởng nhà trường khẳng định nội dung Hội thảo phù hợp với tình hình giai đoạn hiện nay trong việc thực hiện Nghị quyết XI của Ban chấp hành TƯ Đảng về phát triển văn hóa con người Việt Nam cũng như thực hiện chỉ thị 1537 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đồng chí cũng đặc biệt nhấn mạnh những nội dung góp ý của các đại biểu tham dự Hội thảo nên mở rộng chuyên đề Hội thảo ở cấp độ cao hơn nhằm phổ biến cho toàn thế cán bộ giảng viên trong nhà trường.


Đ/c Trần Anh Quyền – đại diện Đoàn thanh niên phát biểu, góp ý cho các
báo cáo tham luận

        Hội thảo đã diễn ra nghiêm túc với sự thảo luận góp ý sôi nổi của các đại biểu. Với những vấn đề bàn luận trong Hội thảo sẽ là cơ sở để nhà trường cũng như các phòng ban khoa tổ tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt hơn việc nâng cao văn hóa công sở của nhà trường trong năm học. Khẳng định thêm “Văn hóa công sở chính là tài sản vô hình của nhà trường, là chìa khóa vàng đi tới thành công”.
 
  MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI HỘI THẢO


Đ/c Dương Anh Tuân với tham luận “Xây dựng và bảo vệ thương hiệu nhà trường”


Đ/c Đinh Thị Tình  với tham luận “Camera văn hóa công sở”
 

Đ/c Hà Kim Toản với tham luận “Văn hóa giao tiếp trong công sở”


Đ/c Hà Đức Hải với tham luận “Văn hóa công sở - các thành phần tạo thành văn hóacông sở”

Tác giả bài viết: Đinh Thị Tình

Nguồn tin: Tổ Tâm lí học - Giáo dục học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/25-12-2024_407be3b355bf5219c1ce887c16720082.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)