Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Quy trình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học ứng dụng

Thứ ba - 09/12/2014 02:34
Nếu học sinh tiểu học học theo phương thức học - tập, học sinh trung học học theo phương thức học- hành thì sinh viên học theo phương thức tự học - tự nghiên cứu. Sinh viên tiếp cận tri thức bằng nhiều con đường khác nhau: nghe giảng, đọc sách, qua Internet, trao đổi với bạn bè, nghiên cứu khoa học… Trong đó, nghiên cứu khoa học là phương thức học tập hữu hiệu nhất. Dưới sự hướng dẫn đặc biệt của giảng viên, sinh viên (có năng lực học tập tốt) tự tìm kiếm, sàng lọc, lưu giữ và xử lý thông tin. Học theo phương thức nghiên cứu khoa học giúp sinh viên có kỹ năng học tập và học tập suốt đời. Đặc biệt là hình thành các phẩm chất của người lao động trong xã hội hiện đại năng động, sáng tạo, dám làm và dám chịu trách nhiệm, vượt qua những thách thức, áp lực trong công việc…Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là công việc khó khăn, vất vả nhưng là biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra đối với những cơ sở đào tạo nghề đặc biệt là các trường sư phạm.
Để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học hiệu quả cần tuân theo quy trình sau:
Bước 1: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học và những yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia nghiên cứu
Trong những tuần giảng dạy đầu tiên của mỗi học phần, giảng viên trao đổi với các sinh viên về vai trò của việc nghiên cứu khoa học. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (làm tiểu luận học phần) được miễn thi học phần, kết quả học tập khả quan hơn đặc biệt là hình thành và phát triển kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, trình bày sản phẩm khoa học… góp phần quan trọng vào việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đưa ra những vấn đề mà sinh viên có thể tham gia nghiên cứu. Giảng viên phổ biến những yêu cầu đối với sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà trường, ngoài ra còn cần các phẩm chất khác như: cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo.
Nếu sinh viên có nhu cầu nghiên cứu khoa học, đăng ký với giảng viên bộ môn, đặc biệt là khẳng định với giảng viên rằng mình sẽ cố gắng để đạt được những yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.
Bước 2. Xác định  vấn đề (đề tài) nghiên cứu
- Giảng viên và sinh viên cùng suy nghĩ và lựa chọn vấn đề nghiên cứu. Thông thường giảng viên mong đợi những vấn đề nghiên cứu mà sinh viên đưa ra. Tùy theo khả năng hướng dẫn của giảng viên và khả năng của sinh viên mà thầy trò thống nhất với nhau để lựa chọn vấn đề nghiên cứu phù hợp (luận điểm khoa học).
- Sau khi lựa chọn được vấn đề nghiên cứu, bằng kinh nghiệm của giảng viên sẽ giúp sinh viên đặt tên cho đề tài. Sau đó đăng ký với đơn vị và hoàn thiện bản đăng kí thực hiện nghiên cứu khoa học. Đây chính là pháp danh của người nghiên cứu.
- Giảng viên có thể giới thiệu một số sản phẩm về những vẫn đề nghiên cứu tương tự hoặc những cuốn tài liệu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học để sinh viên tìm đọc, tham khảo, định hướng cho việc nghiên cứu và bước đầu hình dung ra đề cương của đề tài mà mình đã lựa chọn.
Bước 3. Xây dựng đề cương nghiên cứu và bộ công cụ khảo sát
* Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Sinh viên xây dựng đề cương nghiên cứu (có sự hướng dẫn của giảng viên).
- Giảng viên  hướng dẫn đọc, đóng góp ý kiến cho đề cương nghiên cứu.
- Sinh viên hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
Trong quá trình xây dựng đề cương (với nghiên cứu ứng dụng) sinh viên phải xác định được  phần mở đầu (lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học (nếu có), phương pháp nghiên cứu), phần nội dung chính của đề tài, kết luận và kiến nghị.
          * Đối với nghiên cứu ứng dụng, việc xác định phương pháp nghiên cứu và bộ công cụ khảo sát là một việc làm hết sức quan trọng. Bộ công cụ có thể là phiếu Anket (bảng hỏi), phiếu quan sát hoặc trắc nghiệm (Test). Đây là công việc đặc biệt cần sự hướng dẫn của giảng viên để tìm hiểu rõ các nội dung nghiên cứu thực tiễn, đạt được mục đích đề ra.
Bước 4. Triển khai thực hiện nghiên cứu
* Thực hiện công trình nghiên cứu khoa học
Là quá trình sử dụng phương pháp nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, gồm các công việc:
-  Thứ nhất, thu thập và xử lý thông tin lý luận (nghiên cứu lý luận): tìm hiểu những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (khái niệm công cụ, ý nghĩa, đặc điểm bản chất). Kết quả của nghiên cứu lý luận sẽ định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
          - Thứ hai, thu thập và xử lý thông tin, số liệu thực tiễn (có thể đến trường phổ thông hoặc đi thực tế).
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc biệt là bộ công cụ đã được thiết kế để thu thập những thông tin cần thiết minh chứng cho giả thuyết của đề tài. Chính vì vậy, logic của đề tài được hiện thân rõ rệt hơn trong nghiên cứu thực tiễn.
+ Sử dụng nghiên cứu định lượng (phương pháp thống kê toán học) kết hợp với nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu mang tính khách quan và thuyết phục hơn.
* Viết, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu khoa học: Đảm bảo được logic của đề tài, văn phong khoa học, có luận cứ, luận chứng chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học, có  giá trị về mặt lý luận và thực tiễn.
     Đề tài NCKH (ứng dụng) bao gồm các mục cơ bản sau:
- Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Nhiệm vụ nghiên cứu; Khách thể và đối tượng nghiên cứu; Giải thuyết khoa học (Nếu có); Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung chính: (Linh hoạt tùy theo mức độ của đề tài).
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu (Thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân, biện pháp cải thiện thực trạng).
          Cách viết nội dung các chương 2 nên sử dụng các biểu, bảng sẽ có sức thuyết phục hơn.
(Tùy theo mức độ của đề tài mà nội dung chính có thể nhiều hơn 02 chương, các nội dung được trình bày với số lượng và chất lượng khác nhau).
- Phần kết luận và kiến nghị: Trình bày nổi bật kết quả nghiên cứu, cho thấy những phát hiện mới. Đòng thời đề xuất, kiến nghị những điều kiện để thực hiện và triền khai tốt các kết quả nghiên cứu.
- Danh mục tài liệu tham khảo: Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo như sau: Tác giả…….  Năm xuất bản….Tựa sách ……. Nhà xuất bản…..Nơi xuất bản…
- Phụ lục: Đưa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học, không thể trích dẫn, hoặc đặt vào phần nội dung nhưng cần thiết giúp người đọc nắm dữ kiện, luận cứ chính xác như: “Chương trình môn học; Nội dung văn bản có liên quan; Phiếu điều tra; Bảng kiểm quan sát; Số liệu thống kê….”.
* Đối với ngôn ngữ và văn phong trong NCKH:
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh diễn đạt phức tạp hoặc các từ chuyên môn không cần thiết.
- Ngôn ngữ thể hiện văn phong khoa học, có luận cứ, luận chứng xác thực.
- Có phần chú giải, không nên để người đọc phải tự phán đoán ý nghĩa của các bảng, biểu đồ.
- Sử dụng các bảng, biểu đồ đơn giản khi có thể. Các biểu đồ hình học ba chiều có thể đẹp mắt nhưng không tăng thêm giá trị cho dữ liệu cần trình bày.
- Sử dụng thống nhất một phong cách trích dẫn cho toàn bộ văn bản.
- Các đề mục sử dụng chữ số Ả rập (1, 1.1., 1.1.1).
- Đánh số trang chỉ đánh phần nội dung của đề tài. Các phần tài liệu tham khảo và phụ lục đánh số trang riêng.
Bước 5. Nghiệm thu
- Sinh viên nộp sản phẩm nghiên cứu cho các đơn vị tổ chức hướng dẫn nghiên cứu và nghiệm thu trước thời điểm thi học phần từ 1 - 2 tuần. Tổ chuyên môn giao cho 02 phản biện đọc và nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức nghiệm thu  sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên thông qua các bước sau:
            + Sinh viên tóm tắt sản phẩm NCKH.
          + Người hướng dẫn khoa học trình bày bản thuyết minh đề tài/tiểu luận của sinh viên.
          + Thông qua nhận xét, đánh giá của  2 phản biện (đã phân công đọc chéo trước  3 ngày, 2 giảng viên đọc 01 sản phẩm NCKH).
+ Hội đồng Khoa học của đơn vị đóng góp ý kiến.
+ Ý kiến của tác giả (sinh viên)
+ Kết luận của Hội đồng, đánh giá bằng điểm số và xếp loại.
Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ NCKH
Tác giả chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu khoa học theo những góp ý của hội đồng, làm tăng ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài. Đề tài được hoàn thiện hơn.
Hồ sơ nghiên cứu khoa học gồm:
          - Sản phẩm nghiên cứu khoa học.
          -  Bản thuyết minh của giảng viên hướng dẫn.
          - Phiếu nhận xét, đánh giá của các phản biện.
          - Biên bản nghiệm thu tiểu luận học phần.
           - Bảng tổng hợp kết quả.
         Tóm lại, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là phương pháp dạy học đặc biệt, là một biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy học và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi giảng viên thực sự tâm huyết với nghề, có trách nhiệm và năng lực chuyên môn vững vàng. Đồng thời đòi hỏi sinh viên phải tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, mong muốn tìm tòi và khám phá tri thức, nâng cao hiểu biết và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Nhà trường và Đoàn thanh niên cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, có chế tài đủ mạnh để khuyến khích động viên giảng viên hướng dẫn, sinh viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thiết thực và chất lượng.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Loan

Nguồn tin: Tổ Tâm lí học - Giáo dục học

Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_e86d1db6f3f1bdb16c28f83952b40757.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)