Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Những khó khăn và giải pháp trong việc học kỹ năng nghe tiếng Anh ở nhà của sinh viên năm 2, chuyên ngành tiếng Anh Sư phạm ở trường CĐSP Lạng Sơn

Thứ hai - 23/05/2016 21:02
Abstract: Listening Comprehension has been always considered as the most difficult of the four language skills for Vietnamese students, especially those coming f-rom mountainous areas. Due to the fact that students have only 90 minutes to learn Listening Comprehension Skill at class per week, it is paramount necessary for them self-study and practice listening tasks at home. This paper aims to figure out the ways they practice listening skills at home and the most common problems they counter, which is considered as the conerstone to suggest some strategies with the hope to help them get over the challenges of this skill with great success.
-------------------------
1.  Đặt vấn đề
Trong quá trình học tiếng Anh, người học luôn gặp phải những khó khăn liên quan đến bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kỹ năng, nhiều người học thường gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe. Có nhiều nguyên nhân làm người học nhận thấy khó khăn khi học nghe, một trong những nguyên nhân bản là kỹ năng nghe thường không được chú trọng trong quá trình học tiếng anh ở trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Các sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh sư phạm ở trường CĐSP Lạng Sơn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc học nghe. Qua khảo sát cũng như qua thống kê điểm tổng kết học phần, các bài kiểm tra kỹ năng nghe tiếng anh giữa kì và cuối kì thường thấp hơn điểm của các kỹ năng nói, đọc và viết. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu những khó khăn trong quá trình học nghe ở nhà của sinh viên năm hai trường CĐSP Lạng Sơn và những giải pháp mà họ đã dùng để cải thiện kỹ năng nghe.
Hơn thế nữa, nghiên cứu này được thực hiện sẽ rất hữu ích cho giáo viên, cũng như các em sinh viên trong việc tìm ra một phương pháp hiệu quả cho việc học nghe và tham khảo những phương pháp nghe hiệu quả mà sinh viên khác đã áp dụng thành công.
2.  Cơ sở lí luận
2.1. Định nghĩa về kỹ năng nghe
Lindsay và Knight (2006) cho rằng kỹ năng nghe là một kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ hơn là tạo ra ngôn ngữ. Tuy nhiên, nghe không hoàn toàn là một kỹ năng thụ động. Việc xem xét kỹ nghe  là chủ động hay bị động là phụ thuộc vào người nghe. Hai tác giả nói trên cũng đưa ra ví dụ để minh họa cho định nghĩa của mình. Khi người nghe tham gia vào một cuộc hội thoại thì kỹ năng nghe được cho là chủ động vì khi đó người nghe có quyền tạm dừng cuộc hội thoại đó để đặt câu hỏi cho người nói, nhưng khi nghe một bản tin trên đài hoặc phương tiện thông tin đại chúng thì việc nghe trở nên bị động hơn.
Theo ý kiến của Helgesen (2003), nghe là một kỹ năng chủ động và có mục đích; khi nghe mọi người không chỉ nắm bắt những gì họ đang nghe mà còn kết nối chúng với những thông tin họ đã biết. Hơn thế nữa, tác giả này cũng chỉ ra rằng khi chúng ta nghe, chúng ta không đơn thuần là nghe từ ngữ mà chúng ta cần phải nghe những hàm ý ẩn chứa sau những từ ngữ ấy.
Bên cạnh đó theo ý kiến của Howatt va Dakin (1974), Nghe là khả năng nhận biết và hiểu được những điều đang được nói đến. Quá trình này bao gồm việc nhận thức được giọng nói,  phát âm, ngữ pháp, từ vựng và nội dung được truyền tải.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy Nghe hiểu là một kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving) phức tạp. Như vậy Nghe hiểu là kỹ năng chủ động với mục đích xác định được thông điệp của lời nói cũng như các yếu tố ngôn ngữ xung quanh lời nói bao gồm từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm.
2.2. Các nguồn để nghe
Lindsay và Knight đã liệt kê ra rất nhiều các nguồn chúng ta có thể nghe và nhấn mạnh rằng chúng rất đa dạng. Helgesen cũng đồng quan điểm với hai tác giả trên. Ông cũng đưa ra một số nguồn như việc hội thoại giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, các bản tin, các bài hát...
2.3. Những khó khăn khi học nghe
Theo Ur, P. (1996), tác giả của nhiều cuốn sách viết về việc dạy tiếng (language teaching) thì các em thường gặp phải những khó khăn sau đây trong khi học nghe: (1) Không nhận ra được các âm mà người Anh nói, (2) Có thói quen phải hiểu tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội dung của bài, (3) Không thể hiểu được khi người Anh nói nhanh một cách tự nhiên, (4) Cần phải nghe nhiều lần mới có thể hiểu được,(5) Thấy khó có thể nắm bắt được tất cả các thông tin và không dự đoán được điều mà người nói sắp nói, (6) Nếu phải nghe kéo dài, các em sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu tập trung. Khi đề cập đến những khó khăn của người học với môn nghe đối với môn nghe, hai nhà giáo học pháp ngoại ngữ là Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc cũng liệt kê ra 6 khó khăn sau đây: (1) Gặp khó khăn với các âm tiếng Anh, (2) Phải hiểu hết các từ, (3) Không hiểu được khi người Anh nói nhanh tự nhiên, (4) Thấy khó có thể theo kịp tốc độ nói của người Anh, (5) Cần nghe đi nghe lại nhiều lần, (6) Mệt mỏi và thất vọng. Bên cạnh đó, theo Alex Case trong các bài báo về dạy ngoại ngữ cũng liệt kê một số khó khăn trong học nghe mà người học thường gặp phải, đó là: (1) Thiếu vốn từ vựng, (2)Không phân biệt được từ quan trọng, (3) Luôn cố gắng hiểu tất cả các từ trong đoạn băng, (4) Bị ảnh hưởng từ tiếng ồn bên ngoài, (5) Không nhận biết được các giọng khác nhau, (6) Tốc độ nói nhanh.
Nói tóm lại, theo nhận định của các giáo học pháp và ngôn ngữ học kể trên thì  người học ngoại ngữ thường gặp phải những khó khăn phổ biến sau đây trong khi nghe: (1) Không nhận ra các âm tiếng Anh, (2) Hạn chế về vốn từ vựng, (3) Thiếu tập trung khi nghe, (4) Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe, (5) Cần nghe nhiều lần và (6) Không theo kịp tốc độ của người nói.
2.4. Giải pháp để khắc phục khó khăn
Lindsay và Knight (2006) đã cung cấp ba bước cơ bản để thực hiện hoạt động nghe:
·      Thứ nhất là hoạt động trước khi nghe nhằm chuẩn bị cho người học từ vựng và nội dung sẽ được nghe
·      Tiếp đến là hoạt động trong lúc nghe; phần này bao gồm các loại bài tập như trả lời câu hỏi, điền vào bảng, biểu đồ hoặc viết ghi chú.
·      Cuối cùng là hoạt động sau khi nghe nhằm kiểm tra sự hiểu biết của người nghe bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung bài nghe để người nghe trả lời.
Bên cạnh đó, trong phần này, một số tác giả cũng đưa ra các chiến lược cũng như lời khuyên trong quá trình học nghe.
Một số lời khuyên của Kenneth Beare được liệt kê trong trang http://esl.about.com/od/englishlistening/a/listen_tips.htm như:
·      Chấp nhận thực tế là em  sẽ không hiểu tất cả mọi thứ
·      Luôn thoải mái và giữ bình tĩnh khi nghe nhưng vẫn không hiểu nội dung của bài nghe
·      Không dịch sang tiếng mẹ đẻ
·      Không tập trung vào chi tiết khi chưa hiểu ý chính
3.  Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã dựa trên hai câu hỏi nghiên cứu:
1.   Sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Anh sư phạm gặp phải những khó khăn nào trong việc học nghe ở nhà?
2.   Họ đã áp dụng những phương pháp nào trong quá trình cải thiện kỹ năng nghe? 
Đây cũng là căn cứ cho việc tạo ra phiếu khảo sát cũng như tìm ra kết quả về những khó khăn và giải pháp của sinh viên trong khi học kỹ năng nghe ở nhà.
3.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng tham gia
·   Đối tượng của nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về những khó khăn trong khi học kỹ năng Nghe ở nhà của sinh viên năm hai và những phương pháp sinh viên đã sử dụng để cải thiện việc học nghe. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến việc học nghe chưa hiệu quả của sinh viên cũng được đưa ra trong nghiên cứu này.
·   Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 40 sinh viên hệ chínphamj40chuyeen ngành Tiếng Anh sư phạm.
3.3. Công cụ nghiên cứu
·   Bài nghiên cứu này sử dụng phiếu khảo sát để thu tập thông tin từ 40 sinh viên. Phiếu khảo sát được chia thành hai phần.
·   Phần thứ nhất bao gồm những câu hỏi nhiều lựa chọn và một số câu hỏi điền vào chỗ trống nhằm khai thác sự đánh giá về độ khó của kỹ năng nghe tiếng anh, những khó khăn của sinh viên và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó.
·   Phần thứ hai bao gồm 3 câu hỏi liên quan đến các phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng trong việc học nghe và phân loại sự hiệu quả hay không hiệu quả của các phương pháp đó.
4.  Kết quả nghiên cứu
4.1. Đánh giá về kỹ năng nghe của sinh viên
Đánh giá Rất khó Khó Bình thường Dễ Rất dễ Ý kiến khác
% lựa chọn 16/40
(40%)
22/40
(55%)
2/40
(5%)
0 0 0
Bảng 1. Đánh giá kỹ năng nghe của sinh viên
Từ bảng đánh giá trên, có thể nhận thấy rằng sinh viên nhận thấy rằng kỹ năng nghe luôn là một kỹ năng khó và họ luôn gặp nhiều thách thức khi học kỹ năng này.
4.2. Những khó khăn của sinh viên khi học nghe ở nhà
4.2.1.  Những khó khăn chung
Trong các khó khăn được liệt kê ra bao gồm:
·   Không hiểu nội dung bài nghe
·   Chất lượng băng đĩa và thiết bị nghe không tốt
·   Không theo kịp tốc độ của người nói trong bài nghe
·   Có nhiều từ mới
·   Không nhận được các âm trong tiếng Anh
·   Khó khăn khác: Thiếu kiến thức nền, không hiểu yêu cầu của đề bài….
Khó khăn lớn nhất đối với sinh viên là không theo kịp tốc độ của bài nghe (35/40, 87.5%). Tiếp theo đó, 3 khó khăn bao gồm không hiểu nội dung bài nghe, có nhiều từ mới và không nhận được các âm trong tiếng Anh chiếm tỷ lệ bằng nhau (30/40, 75%).
 Ảnh hưởng của chất lượng băng đĩa chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
4.1.2.  Những khó khăn khi học nghe ở nhà
Có 5 khó khăn được đề cập đến trong bài nghiên cứu:
·    Không có động lực khi học nghe
·   Không đầu tư nhiều thời gian khi học nghe ở nhà
·   Không tự mình đặt ra thời lượng để nghe cho mỗi bài
·   Không có phương pháp hiệu quả để học
·   Khó khăn khác
Trong đó, khó khăn lớn nhất khiến sinh viên học nghe không hiệu quả là Không có động lực khi học nghe (40/40 SV, tương đương 100%). Khó khăn thứ hai là các em chưa đầu từ thời gian cho việc học nghe như các môn học khác. Khó khăn thứ ba đó là việc không có phương pháp hiệu quả khi học (36/40 SV, tương đương 90%). Điều này chỉ ra rằng sinh viên cần phải chủ động hơn trong việc học nghe và đầu tư nhiều thời gian hơn để thực hành. Ngoài ra, các em cũng có ý kiến về việc thiếu tài liệu và phương tiện để học nghe ở nhà. Qua trao đổi, chỉ có 15/40 SV (tương đương 37,5%) có máy tính hoặc có loa, đài để có thể học nghe và phần lớn các em không có tài liệu tham khảo cho môn Nghe.
4.3. Nguyên nhân khiến việc học nghe chưa hiệu quả
Trong số các nguyên nhân được đề cập đến trong bài nghiên cứu, nguyên nhân lớn nhất khiến việc học nghe không hiệu quả là việc thiếu động lực cho việc học nghe. Qua phỏng vấn, nguyên nhân khiên các em thiếu động lực khi tự học nghe ở nhà là do một số thầy cô sử dụng nguồn bài nghe ở trong sách học hoặc một số sách tham khảo nhất định để xây dựng các đề thi. Nên một số em đã sử dụng chiêu thức học thuộc lòng tapescript trước kỳ thi. Một lý do khác khiến các em chưa chú trọng tự rèn luyện kỹ năng Nghe ở nhà đó là số trình của môn Nghe ít hơn so với các học phần khác.
Do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc học Nghe nên các em thiếu đầu tư thời gian cho học nghe. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ nghe của sinh viên. Thực vậy, nếu không đầu tư nhiều thời gian thì người học sẽ không có phản xạ với việc nghe và sẽ không theo kịp tốc độ của người nói và khả năng nghe sẽ ngày càng sa sút.
Một trong những nguyên nhân khác là việc không biết bắt đầu và sử dụng phương pháp nào để có hiệu quả. Đa số các em coi học nghe chỉ là bật băng, đĩa lên, làm bài, kiểm tra đáp án. Các em chưa tìm hiểu kỹ cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp, nối âm trong bài nghe cũng khả năng lập luận suy đoán. Như vậy, sinh viên cần tham khảo và áp dụng các phương pháp từ thầy cô và bạn bè để học nghe được tốt hơn.
4.4. Phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng khi học kỹ năng nghe tiếng Anh
Có rất nhiều phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng cho việc học nghe. Trong các phương pháp đó, ba phương pháp được nhiều sinh viên sử dụng nhất là tăng cường thời gian học nghe, sử dụng tài liệu bổ trợ và các sách do giáo viên gợi ý và học từ mới và cách phát âm chuẩn của mỗi từ.
Bên cạnh đó, một số sinh viên cũng nghe các nguồn khác nhau để quen với các giọng như Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc.
Trong số các phương pháp đã được liệt kê ở trên, phương pháp các sinh viên năm hai nhận thấy rằng nó mang lại hiệu quả nhất là phương pháp dành nhiều thời gian học kỹ năng nghe và sử dụng thời gian đó đều đặn. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng cho rằng việc chọn sách những giáo trình phù hợp về trình độ và  thú vị về nội cũng đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, phương pháp mà sinh viên chưa áp dụng hiệu quả là họ chưa dành nhiều thời gian cho việc học và sử dụng thời gian học tiếng anh chưa được thường xuyên. Do đó, hiệu quả mang lại không được như mong muốn.
5.  Kết luận-Kiến nghị
Theo như bài nghiên cứu này, khó khăn lớn nhất đối với sinh viên khi học kỹ năng nghe ở nhà nhà là việc thiếu động lực học tập và sinh viên cũng không đầu tư nhiều thời gian cho việc học nghe. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của kỹ năng Nghe trong học tập và trong giao tiếp cần được giáo viên nhấn mạnh. Ngoài ra việc thay đổi cơ chế, chính sách, ra đề, chấm thi, đa dạng nguồn nghe trong khi ra đề thi nghe cũng là một điều cần thiết để sinh viên tích cực, chủ động hơn trong học nghe.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy để học nghe hiệu quả thì phương pháp tối ưu đó là tăng cường thời gian học tập và duy trì thời gian học một cách đều đặn và có khoa học. Chính vì vậy, việc hỗ trợ sinh viên được sử dụng phòng máy tính có nối mạng Internet hoặc phòng lab trong giờ tự học thiết nghĩ cũng là một việc nên làm để tạo điều kiện cho các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tự rèn luyện kỹ năng nghe cho bản thân.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
 
1. Anderson, A. & Lynch, T. (1988). Listening. Oxford. Oxford University Press.
2. Field, J. (1998). Skills and Strategies: towards a new methodology for listening. Oxford. OUP.
3. Hancok.M (2009). English Pronunciation in Use (Intermediate). Cambridge.
4. Hadfield, J. & Hadfield. C. (2008). Introduction to Teaching English. Oxford University Press
5. Harmer, J. (1998). How to teach English. Longman Publisher.
6. Helgesen, Marc. (2003). "Listening" in Practical English Language Teaching, edited by David Nunan. McGraw-Hill.
7. Kenneth Beare. Improve Listening skill – Listening Tips. Retrieved on February 28th, 2011, f-rom http://esl.about.com/od/englishlistening/a/listen_tips.htm
8. Lindsay, C. and Knight, P. (2006). Learning and Teaching English, a course for teachers, Oxford University Press.
9. Nunan, D. (2003). Practical English language teaching. Oxford University Press.
10. Thanh Tâm Nguyễn. (2013). Kỹ năng Nghe trong tiếng Anh, những khó khăn và những cách khắc phục.
 
(Hội thảo Khoa học “Chuẩn đầu ra Ngoại ngữ cho SV các trường ĐH
và CĐ khu vực phía Bắc” tổ chức tại Bắc Ninh tháng 12/2015)

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Nguồn tin: Khoa Ngoại Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_46135df13f53d3396e3162df25a7deeb.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)