Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin theo hướng phát triển năng lực người học

Thứ hai - 30/05/2016 22:22
  Abstract: Teaching The basic tenets of Marxism-Leninism towards capacity development is an urgent need in the process of educational innovation in our country now. To develop the capacity of learners, pay attention to apply knowledge capacity in resolving the practical situations of life and profession. That requires managers, trainers, students interested and appropriate orientation to meet requirements of renewal.
  Keywords: Teaching, political theory, capacity development, educational reform.
 
  Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay vừa tạo thời cơ lớn và đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền giáo dục (GD) nước ta. Sự đổi mới và phát triển GD đang diễn ra trên quy mô toàn cầu tạo cơ hội để GD Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lí luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Tuy nhiên, xu thế hội nhập cũng đặt ra cho nền GD nước ta những thách thức: Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh kém, trong khi các nguồn lực đầu tư cho GD còn hạn chế. Do đó, đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  Trong xu hướng đó, việc đổi mới dạy học (DH) theo hướng phát triển năng lực (NL) người học đang được chú trọng, là việc làm cần thiết, trong đó có việc giảng dạy Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, không chỉ trang bị cho sinh viên (SV) về mặt kiến thức mà còn góp phần hình thành, bồi dưỡng cho họ thế giới quan và phương pháp luận khoa học, định hướng suy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách; giúp họ có NL định hướng, giải quyết các vấn đề trong hoạt động thực tiễn, xác định niềm tin vững chắc vào mục tiêu lí tưởng, vào sự nghiệp của Đảng và Nhà nước ta, có lối sống tích cực, có hoài bão, ý chí vươn lên để trở thành người có ích cho xã hội.
  1. DH định hướng phát triển NL
NL là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. NL là một cấu trúc động có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội,... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi.
  Trong DH, thành tố quan trọng nhất của NL chính là kĩ năng DH của nhà giáo nhằm tác động lên đối tượng (người học) giúp họ duy trì hành vi học tập. Do đó, trong việc phát triển NL DH, quan trọng nhất chính là việc hình thành, phát triển kĩ năng DH.
  NL DH là việc thường xuyên áp dụng thái độ, kiến thức, kĩ năng nhằm thúc đẩy việc học tập của người học theo phương thức tối ưu phù hợp với mục tiêu học tập, nguồn lực vật chất và ý tưởng phát triển liên tục NL cá nhân và thiết kế DH của giáo viên.
  DH định hướng phát triển NL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc DH thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
  2. Vai trò của môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc phát triển NL người học
  Thông qua những kiến thức cơ bản của môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, SV có cơ sở khoa học để có niềm tin đúng đắn vào sự nghiệp xây dựng CNXH, vào con đường mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn, có niềm tin, hoài bão và ý chí vươn lên, phát huy NL, trí tuệ thực hiện lí tưởng cao đẹp. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay - thời đại hội nhập và phát triển, việc định hướng đúng đắn suy nghĩ sẽ dẫn đến định hướng đúng trong hành động, điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân.
DH môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển NL tự học; trên cơ sở đó, rèn luyện cho người học NL phương pháp (phương pháp tự học, phương pháp nhận thức và giải quyết vấn đề); hình thành, phát triển NL nghề nghiệp và NL xã hội thông qua việc DH gắn với kĩ năng nghề nghiệp.
  3. Biện pháp hình thành và phát triển NL cho SV trong DH môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
  3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và GV bộ môn về DH theo định hướng phát triển NL
  DH định hướng phát triển NL là xu hướng của GD hiện đại, là chương trình DH nhằm khắc phục những nhược điểm của GD định hướng nội dung mang tính “hàn lâm, kinh viện”. Mục tiêu DH không chỉ giới hạn trong việc truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học, thông qua việc phát triển các NL cho người học. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí cũng như giảng viên (GV) về DH theo định hướng NL là hết sức cần thiết. Cần tập trung nâng cao nhận thức, tập huấn cho GV, cán bộ quản lí về với đổi mới phương pháp DH kết hợp đổi mới cách kiểm tra, đánh giá; thiết kế lại chương trình đào tạo, chú trọng mục tiêu hình thành NL cho người học.
  Với yêu cầu của sự phát triển GD hiện nay, đòi hỏi phải nâng cao NL thực tiễn của người học, bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp và khả năng vận dụng có hiệu quả lí thuyết vào đời sống thực tiễn của SV. Vì vậy, việc DH theo định hướng phát triển NL cần hình thành và phát triển được ở người học những yếu tố cơ bản sau:
  - Đổi mới phương pháp DH phải nhằm mục đích hình thành và phát triển NL tự học cho người học.
  - Phải chú trọng rèn luyện cho người học NL phương pháp như phương pháp nhận thức và giải quyết vấn đề, các thao tác tư duy (phân tích, sáng tạo, phê phán…).
  - Phát triển NL nghề nghiệp và NL xã hội thông qua việc DH gắn với kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng hợp tác.
  DH môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin hướng tới GD cho người học theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành thành cho SV các NL: phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm; tư duy phê phán; phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
  3.2. Tăng cường sử dụng các phương pháp DH tích cực
  GV phải xác định rõ mục tiêu của DH theo định hướng phát triển NL là không chỉ cho SV hiểu rõ những nội dung cơ bản của môn học mà quan trọng là hình thành cho SV NL tư duy biện chứng, NL phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn để từ đó các em biết vận dụng sáng tạo trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống nghề nghiệp của bản thân sau này. Qua đó, hình thành cho SV kĩ năng vận dụng các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào thực tiễn cách mạng và đời sống; biết vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đ­ường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nư­ớc.
  Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả DH môn học này theo định hướng phát triển NL, cần tạo được môi trường học tập hấp dẫn ncho gười học: SV được hoạt động, tương tác, trải nghiệm nhiều hơn....Vì vậy,  trong quá trình thực hiện giảng dạy, GV phải bám sát vào quy định của Bộ GD-ĐT về nội dung, đơn vị kiến thức, để từ đó có sự thống nhất trong DH. Cụ thể: - GV cần xác định trọng tâm chương trình môn học và các NL cần phát triển cho SV: lựa chọn kiến thức học phần theo hướng tích hợp với khối kiến thức ngành, với thực tế ngành nghề đào tạo của người học, giúp SV vận dụng kiến thức của các môn học vào nghề nghiệp của mình trong từng chương, mục gắn liền với các NL tương ứng cần phát triển cho SV để GV và SV có thời gian tìm hiểu, khai thác các nội dung trọng tâm của môn học. GV có điều kiện đổi mới phương pháp, kĩ thuật DH; có cơ hội cập nhật, lồng ghép, tích hợp các nội dung thiết thực khác vào bài học. Mặt khác, giúp SV phát triển NL tự học, NL nhận thức và NL vận dụng kiến thức của môn học một cách hiệu quả. - Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu: GV cần giao nhiệm vụ cho SV theo chủ đề nội dung bài học;  giới thiệu các nguồn tài liệu tham khảo cho SV nghiên cứu trước khi lên lớp; chia nhóm để SV thực hiện. Điều này khiến SV chủ động, tích cực hơn trong việc tìm tòi tri thức, NL tự học, tự nghiên cứu, NL hợp tác được hình thành. - Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học tập: GV sử dụng các câu hỏi để tổ chức và định hướng cho hoạt động DH trên lớp. Những câu hỏi này hướng người học vào những nội dung trọng tâm, giúp SV phát triển NL tư duy, rèn luyện các thao tác tư duy logíc (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…), cho phép kiểm tra hiệu quả tất cả các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả. Sử dụng câu hỏi yêu cầu SV phải tích cực đọc tài liệu kết hợp với nghe giảng trên lớp, tích cực trao đổi với bạn học và với GV,… điều đó không chỉ thúc đẩy NL tư duy mà còn thúc đẩy NL tự học, NL hợp tác và giao tiếp của SV, tạo hứng thú học tập cho SV.
3.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển NL
Trong DH, hoạt động kiểm tra, đánh giá có vai trò định hướng và quyết định cho toàn bộ quá trình DH. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin theo hướng phát triển NL cần tập trung vào đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn bằng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Tự đánh giá, đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm, đánh giá thông qua quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành, thảo luận, dự án... Vì vậy, GV bộ môn cần nắm vững quy trình đánh giá theo NL, trên cơ sở đó thiết kế các công cụ đo, đánh giá (đầu vào và đầu ra) đúng NL SV. Việc xây dựng các bảng mô tả, thiết kế ma trận đề, thiết kế các loại câu hỏi và đề kiểm tra phải bám sát các NL cần đo và phải đảm bảo tính khoa học. Do đó, việc ra đề thi phải đánh giá được khả năng vận dụng và tính sáng tạo của SV. Các bài thi, kiểm tra tự luận nên theo hướng mở, có cấp độ tư duy ở bậc cao; đặc biệt cần khuyến khích các dạng đề chú ý đến khả năng tư duy độc lập, để từ đó tạo hứng thú học tập cho người học và giúp GV phân loại được SV. Ví dụ có thể cho bài kiểm tra như sau: Anh (chị) hãy vận dụng quy luật phủ định của phủ định để làm rõ quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hoặc có thể đưa ra một số quan điểm của Đảng để SV nhận thức rõ: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế". Anh (chị )hãy cho biết: Trong nội dung trên, Đảng ta đã vận dụng quan điểm nào của phép biện chứng duy vật? Nội dung quan điểm này là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trên đối với bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện?
Hoặc tăng cường tích hợp các loại hình kiểm tra với nhiều nội dung kiến thức khác nhau của các chương, phần để rèn luyện SV cả về tư duy và đạo đức, lối sống qua bài học. Qua đó, hình thành cho SV cách làm việc nghiêm túc, tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập.
3.4. Không ngừng nâng cao công tác học tập, bồi dưỡng chuyên môn
Việc DH môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin theo định hướng phát triển NL đòi hỏi GV phải tìm tòi, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, vì vậy GV phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, có kiến thức thực tiễn phong phú đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy hiện nay. Tìm hiểu, mở rộng vốn kiến thức ở các phân môn khác cũng như rèn luyện các phương pháp để vận dụng những vốn kiến thức đó vào trong bài giảng của mình; tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu của đổi mới phương pháp DH.
***
DH môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin theo định hướng phát triển NL không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức mà còn hình thành  cho SV những định hướng giá trị chuẩn mực xã hội đúng đắn để có khả năng thích ứng, vận dụng sáng tạo trong những tình huống đa dạng của cuộc sống; phát triển NL cá nhân, khả năng tiếp cận cái mới một cách linh hoạt. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng DH môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin hiện nay.
-----------------------
Tài liệu tham khảo
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2013). Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. NXB chính trị quốc gia.
2. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 14/3/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị quốc gia, H. 2013.
4. Nguyễn Công Khanh (2014). Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.
5. Nguyễn Thanh Bình (2009). Đổi mới phương pháp dạy học ở khoa giáo dục chính trị, trường ĐHSP Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay .Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường. Mã số: SPHN-08-224/. 

Tác giả bài viết: Hoàng Thu Phương

Nguồn tin: Tổ Lí luận Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-12-2024_21007dafad59531605c5a86b3cdefe49.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)