Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng từ năm 2017

Thứ hai - 08/05/2017 23:59
         Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế- xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), trường CĐSP Lạng Sơn đã thực hiện đầy đủ, đúng theo quy định của Luật, đồng thời triển khai đến toàn thể CBGV, HSSV nhà trường biết và thực hiện nhằm đảm bảo đúng quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động.
         Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật việc làm năm 2013, Nghị định 105/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Ban phổ biến giáo dục pháp luật nhà trường xin giới thiệu đến CBGV, NV về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được thực hiện từ năm 2017, cụ thể như sau:
I. Đối tượng áp dụng
         Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
         1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
         a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
         b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
         c) Cán bộ, công chức, viên chức;
         d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
       đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
         e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
         g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
         h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
         i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

         2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

         3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

         4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

         5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
II. Mức đóng bảo hiểm xã hội
         1. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2017
         Theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương và phụ cấp đóng BHXH, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
         - Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
         + Các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
         + Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP.

         2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

         3. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định mới nhất như sau:
Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT HT
14% 0.5%
(Hiện nay là 1%)
3% 1% 3% 8% 1% 1.5%
Tổng cộng: 21.5%
(Hiện nay là 22%)
Tổng cộng: 10.5%
         
            * Từ ngày 01/6/2017 mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là 0.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (giảm 0.5% so với quy định pháp luật hiện hành).
Chú thích:
- HT: Đóng vào quỹ Hưu trí, tử tuất
- LĐ: Đóng vào quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- OĐ: Đóng vào quỹ Ốm đau, thai sản
 

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Lê

Nguồn tin: Phòng TC-CTHSSV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_d7783360bf41b1e097482495a50d27b2.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)