Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Đa dạng hóa các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên tiếng Anh khối cao đẳng

Thứ hai - 23/05/2016 20:57
Abtract: One of the cause leading the limited reality of students’ ability in speaking activities of non-professional in English is that they lack of experience environtment throught the reality actions and situations such as meeting foreigners, taking part in extracurricular, English compititions … Inaddition, the contents of these activities are not various for all students. Therefor, it is necessary to build a variety of organizational forms at various times and for many kinds of students participating in studying anh speaking Englishs’ activities.
------------------------
Hoạt động học tập để phát triển năng lực nói tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng, vừa giúp sinh viên (SV) phát triển kỹ năng nói, giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thuyết trình… vừa giúp SV trải nghiệm các tình huống tực tế, các ngữ cảnh và hoạt động cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ vào hoạt động học tập, hoạt động xã hội.Tuy nhiên trong thực tế các hoạt động học tập còn hạn chế và chủ yếu tập trung vào một số SV có năng lực tốt còn lại phần lớn SV ít được tham gia. Do vậy cần đa dạng hóa các hoạt động học nhằm tạo môi trường học tập thực tế để khuyến khích tính tích cực, chủ động trong việc sử dụng ngoại ngữ của SV.
1. Nội dung của các hoạt động học tập
Nội dung của các hoạt động học tập phải liên quan chặt chẽ tới việc phát triển năng lực nói tiếng Anh của SV và nội dung của các hoạt động này phải gắn liền với các hoạt động xã hội, chính trị, văn hóa đời sống, vui chơi giả trí. Nội dung của các hoạt động này có thể được tổ chức theo các hình thức: HĐ nhóm, cặp, thuyết trình trên lớp và các hoạt động theo câu lạc bộ (CLB), trò chơi, các cuộc thi, ngoại khóa… việc phân chia các hoạt động này chỉ mang tính chất tương đối vì các dạng hoạt động trên có thể lồng ghép và đan xen lẫn nhau. Ví dụ, trong hoạt động học tập có thể có làm việc nhóm, cặp, CLB, hội diễn, cuộc thi.Trong hoạt động CLB có cuộc thi, thuyết trình, làm việc nhóm, trò chơi. Chính vì thế tôi sẽ đi sâu nghiên cứu và phát triển ba dạng hoạt động chủ yếu đó là hoạt động học tập luyện kỹ năng nói theo chưng trình trên lớp, hoạt động học tập theo hình thức CLB và hoạt động ngoại khóa.
Việc vận dụng linh hoạt các quy trình thiết kế sẽ giúp cho những người tổ chức dễ dàng xây dựng đa dạng, phong phú các hoạt động khuyến khích việc rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho SV chuyên đồng thời có thể đổi mới cả về nội dung, hình thức hoạt động và nhiều thời điểm khác nhau tạo điều kiện thu hút được nhiều đối tượng SV tham gia và trở thành hoạt động thường xuyên trong quá trình học tập phát triển kỹ năng nói của SV nhằm giúp SV có môi trường sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong môi trường học tập thực tế.
Hơn thế nữa với đặc thù là đối tượng SV có xuất phát điểm không đồng đều, năng lực giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế, vốn từ và lượng kiến thức chưa thực sự phong phú do đó việc đa dang hóa các hoạt động luyện kỹ năng nói để kích thích tính tích cực, sáng tạo, hứng thú của SV trong quá trình học tiếng Anh là vô cùng cần thiết và hữu ích. Biến đổi các bài học nói trên lớp thành các hoạt động phong phú như trò chơi, đóng vai, …sẽ giúp SV có môi trường sử dụng ngôn ngữ gần gũi hơn, thiết thực hơn điều này làm tăng tính tự tin cho SV khi luyện nói và sự ham học hỏi chiếm lĩnh kiến thức và nhận thấy việc nói tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn.
2. Ba dạng HĐ chủ yếu phát triển năng lực nói tiếng Anh cho SV không chuyên tiếng Anh
2.1. Hoạt động học tập trên lớp
2.1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chức HĐ học tập
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu.Việc xác định mục đích, yêu cầu còn tùy thuộc vào quy mô, tính chất, nội dung của từng bài học và loại HĐ. Tuy nhiên, về cơ bản có thể bám sát vào các mục đích, yêu cầu sau:
- HĐ phải phát huy được tính chủ động, tích cực và sự tự tin khi SV thực hành kỹ năng nói.
- Tạo ra môi trường và ngữ cảnh cụ thể, sinh động để SV có môi trường rèn luyện, củng cố và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ đặc biệt là hoạt động, nội dung hướng tới mục tiêu không những học để biết, học để lĩnh hội kiến thức mà quan trọng hơn là học để sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt trong giao tiếp và trong công việc.
-Tổ chức đa dạng các HĐ học tập thu hút đa dạng các SV tham gia. Các HĐ rèn kỹ năng cần được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo tính hiệu quả, tính giáo dục và nội dung kiến thức cần thiết cho SV.
Bước 2: Xác định nội dung HĐ học tập. Để xây dựng được nội dung của HĐ học tập cần có sự phối hợp giữa giảng viên và SV trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu bài học, thời gian và tính giáo dục của hoạt động để triển khai thống nhất về nội dung. Nội dung của hoạt động học tập trên lớp phải đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với SV và yêu cầu của kiến thức, kỹ năng. Nội dung hoạt động cần tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa, khoa học, thể dục thể thao, nghề nghiệp…
Bước 3: Khảo sát thực tế nhằm làm rõ đối tượng SV, chương trình học tập để tổ chức hoạt động phù hợp và diễn ra một cách thuận lợi, chủ động về mọi mặt như nội dung hoạt động, phân công nhiệm vụ cho SV, hình thức hoạt động và phối hợp hài hòa giữa giảng viên và SV.
Bước 5: Chuẩn bị các điều kiện thực hiện. Chuẩn bị đa dạng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, máy chiếu, đa dạng về cả hình thức hoạt động dạy học …ngoài ra phải chuẩn bị tâm lý tích cực cho SV để đạt kết quả thực hành kỹ năng nói hiệu quả như mong muốn.
2.1.2. Các hình thức hoạt động học tập trên lớp.
+ Hoạt động thảo luận nói theo chủ đề: giảng viên thành lập nhóm và đưa ra từng chủ đề cho từng nhóm phù hợp với mục tiêu bài học.Chủ đề cần phải đa dạng, mức độ kiến thức vừa sức và tạo được hứng thú cho SV nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của SV tham gia thảo luận chủ đề. Những chủ đề thường gặp như hobby, occations, culture, travelling, nature, wildlife,… Xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động nhóm nhóm hiệu quả: Hiện nay, sinh viên còn nhiều hạn chế về tổ chức hoạt động thuyết trình nhóm, đặc biệt là các sinh viên hệ cao đẳng. Chính vì thế cần phải xây dựng quy trình hoạt động nhóm một cách cụ thể, khoa học và logic nhằm giúp cho mỗi thành viên định hướng được mục tiêu chung, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người. Điều này sẽ giúp sinh viên  tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao chất lượng  hiệu quả của thuyết trình nhóm. Quy trình hoạt động nhóm có thể được thực hiện qua các bước sau:
Ví dụ: - SV làm việc theo nhóm 5 người và cùng thảo luận về chủ đề bài học về văn hóa (VietNam’s culture).
            - GV đưa ra các chủ đề đa dang khác nhau về lĩnh vực này cho từng nhóm. Nhóm 1: Food; Nhóm 2: Clothes; Nhóm 3: fastivals;
+ Hoạt động đóng vai theo ngữ cảnh cụ thể: SV được chọn ngữ cảnh hoặc tự thiết kế ngữ cảnh thêm vào đó SV trong nhóm, cặp có thể tự chọn vai hoặc nhóm trưởng phân vai để tất cả các thành viên đều tự tin, hứng thú nhằm phát triển tốt nhất năng lực nói tiếng Anh của cá nhân. Jeremy Harmer (a teacher and trainer in the field of English Language Teaching (ELT)) ủng hộ việc dùng role – play vì những lý do sau:
·        Hoạt động này vui và thúc đẩy học tập
·        Những học sinh ít nói có được cơ hội tự diễn đạt một cách mạnh dạn hơn.
·        Thế giới của lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngoài – vì thế mở ra các cơ hội sử dụng tiếng Anh nhiều hơn.
            Tưởng tượng là người khác. Điều thú vị của role –play là học sinh có thể "trở thành" bất kỳ người nào khác mà các em thích. Các em có thể là một vị lãnh đạo quốc gia, một nữ hoàng, một người giàu có, một ngôi sao nhạc pop … Có vô số chọn lựa. VD:
+ Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là một HĐ vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình rèn nâng cao năng lực nói tiêng Anh của SV. Khi tham gia trò chơi SV sẽ có cơ hội thực hành và luyện kỹ năng một cách tự nhiên và cơ hội thư giãn sau những bài học nặng về kiến thức, hơn thế nữa việc tham gia các HĐ trò chơi giúp SV phát huy tính cạnh tranh, mong muốn được chiếm lĩnh kiến thức và chiến thắng trò chơi. Sử dụng trò chơi học tập trong việc giảng dạy ngoại ngữ đã được nhiều sách và tác giả đề cập đến.Theo W.R. Lee (Language Teaching Games and contests): "hầu hết các trò chơi ngôn ngữ giúp người học sử dụng ngôn ngữ thay vì phải nghĩ đến việc học các hình thức đúng (the correct forms)”. Ông còn cho rằng “trò chơi nên được coi là hoạt động chủ yếu (central), chứ không phải là hoạt động thứ yếu (peripheral) trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ”. Ric-hard Dawkins một giảng viên của đại học Oxfort cũng có cùng quan điểm cho rằng “trò chơi tạo sự vui vẻ, nhưng không thể bỏ qua giá trị giáo dục của chúng”. Theo ông, trò chơi có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như “chúng có thể làm giảm căng thẳng, và vì vậy làm cho việc tiếp thu kiến thức được dễ. Trò chơi gây hứng thú cao và có tác dụng giải trí và chúng còn giúp cho những học viên nhút nhát có cơ hội để thể hiện ý kiến và tình cảm của mình”. Loanes Wierus một bác sĩ tâm lý Hà Lan nói rằng “trong bầu không khí thoải mái, thư giãn do trò chơi tạo ra, người học nhớ nhanh hơn và tốt hơn”.
+ Hoạt động thuyết trình theo chủ đề: Giảng viên dựa theo yêu cầu của chương trình học và đưa ra các chủ đề gần gũi với đối tượng SV và đảm bảo được nội dung bài học. HĐ này có thể rèn cho SV tính tự tin, chủ động và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của SV ở cấp độ cao hơn. Thêm vào đó SV còn có cơ hội được tìm hiêu thêm về nhiều lĩnh vực, kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng lượng kiến thức lớn và phức tạp để nâng cao trình độ bản thân SV.
2.2. Câu lạc bộ
2.2.1. Quy trình thành lập CLB
Bước1: Khảo sát thực trạng, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và tâm lý của SV. Cần khảo sát chi tiết để nắm bắt được thực trạng, nhu cầu, nguyện vọng của SV. Công việc này đòi hỏi phải:
+ Xây dựng phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung hoạt động của CLB và đặc thù của từng khu vực, từng trường cho phù hợp.
        + Tổ chức phát phiếu khảo sát,thu phiếu và tổng hợp số liệu dựa vào đó để thiết kế những hoạt động phù hợp với trình độ, sở thích và nguyện vọng của SV.
            Bước 2: Lựa chọn quy mô các hoạt động của CLB phù hợp, căn cứ vào kết quả khảo sát, yêu cầu kiến thức,kỹ năng; căn cứ vào thế mạnh và điều kiện thực tế của nhà trường.
            Bước 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động CLB: + Nêu mục đích ý nghĩa của việc thành lập CLB; + Đưa ra các nội dung hoạt CLB, bao gồm hình thức, quy mô, kiến thức và đối tượng SV; + Dự kiến bộ máy quản lý, điều hành CLB và thành phần SV tham gia CLB(ban chủ nhiệm, phụ trách các tiểu ban); + Xây dựng quy chế hoạt động CLB( cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của CLB, quyền và lợi ích của Ban chủ nhiệm và thành viên CLB); + Xây dựng nội quy của hoạt động CLB để đảm bảo duy trì sinh hoạt CLB được thường xuyên liên tục, có hiệu quả.
            Dựa vào quy trình thành lập và tình hình thực tế của SV để xây dựng đa dạng các loại hình hoạt động của CLB với nhiều hình thức khác nhau thu hút đông đảo SV tham gia.
            2.2.2. Một số loại hình CLB: có nhiều cách phân chia khác nhau, dựa vào chức năng, nhiệm vụ có thể chia ra hai loại hình CLB cơ bản là:
+ CLB học tập, rèn kỹ năng: Tổ chức cho hội viên đăng kí tham gia các hoạt động bổ trợ thực tế, giúp SV tiếp cận thực tế, nâng cao kỹ năng, kiến thức trong việc sử dụng ngoại ngữ (tổ chức giao lưu với giáo viên, sinh viên nước ngoài, tham quan thực tế, các hoạt động thực hành ngôn ngữ liên quan đến kiến thức được học); tổ chưc các trò chơi và cuộc thi về tiếng Anh như cuộc thi hát, đóng kịch, tìm hiểu kiến thức chung bằng tiếng Anh; tổ chức các cuộc hội thảo, sử dụng tiếng Anh thảo luận về các chủ đề phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống và xã hội mà SV đang quan tâm.
+ CLB sở thích: Loại hình CLB này là hình thức thu hút được nhiều SV tham gia vì đó vừa là nơi để SV học tập, rèn luyện kỹ năng nói vừa là nơi đáp ứng nhu cầu vui chơi giả trí, sáng tạo của SV và phát huy năng lực, sở trường của SV vì các hoạt động không đòi hỏi quá cao về lựơng kiến thức mà thiên về kỹ năng thực hành và sử dụng ngôn ngữ của SV. Qua đó, SV phát huy được tối đa tính năng động, sáng tạo của bản thân, tinh thần làm việc nhóm, trí tuệ tập thể, tinh thần tương trợ lẫn nhau, chia sẻ với các bạn trong cùng CLB. Có rất nhiều các hình thức CLB sở thích như: CLB giọng hát tiếng Anh hay, CLB tài năng ngoại ngữ, CLB nói tiếng Anh, CLB thời trang (thuyết trình, tổ chức bằng tiếng Anh)…
2.3. Ngoại khóa
2.3.1. Quy trình tổ chức ngoại khóa.
Bước 1: Xác định mục tiêu và ý nghĩa. Ban tổ chức ngoại khóa cần xác đinh mục tiêu của HĐ này dựa trên lượng kiến thức ngoại ngữ mà SV không chuyên được học, những hoạt động cộng đồng, ngày lễ lớn trong năm, các vấn đề đang được quan tâm trong xã hội và những nhu cầu của SV trong thời điểm hiện tại. Từ đó có thể thu hút rất nhiều SV quan tâm và tham gia.
Bước 2: Lựa chọn mô hình ngoại khóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường và đối tượng SV, thêm vào đó là dựa vào tầm quan trọng, tính cấp thiết của buổi ngoại khóa để lựa chọn quy mô, lượng kiến thức phù hợp.
Bước 3: Xây dựng chương trình ngoại khóa: + Đưa ra mục tiêu và ý nghĩa của buổi ngoại khóa và các HĐ chính của ngoại khóa phải liên quan trực tiếp đến chủ đề, nội dung kiến thức và việc rèn kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của SV; + Thành lập ban tổ chức ngoại khóa và các tiểu ban tham gia công tác chuẩn bị và tiến hành chương trình ngoại khóa; + Lựa chọn đối tượng SV đồng đều và phù hợp với yêu cầu của chương trình và các HĐ để làm sao phát huy tối đa tính sáng tạo, chủ động của SV giúp SV vận dụng được tốt nhất khả năng nói tiếng Anh của cá nhân và nhóm.
2.3.2. Một số loại hình ngoại khóa: Có thể phân chia ra các hình thức ngoại khóa khác nhau, dựa vào nội dung, chủ đề để lựa chọn hình thức ngoại khóa:
+ Ngoại khóa về các ngày lễ lớn: Ban tổ chức nên chọn lựa các ngày lễ liên quan đến đặc trưng văn hóa Anh hay những nước nói tiếng Anh như Halloween, valentine, Thank giving, chrismas, New year… các HĐ được lựa chọn phải gắn với văn hóa đặc trưng của từng ngày lễ và phong tục văn hóa của đất nước đó.Yêu cầu SV chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng để chủ động tích cực trong các hoạt động nói và sử dụng tiếng Anh trong quá trinh diễn ra ngoại khóa. Hoạt động này không những giúp SV có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các nước nói tiếng Anh mà còn giúp SV có cơ hội sử dụng tiếng Anh để tham gia các hoạt động văn hóa đó như chơi trò chơi, thuyết trình, đóng kịch, thi giọng hát,…
+ Ngoại khóa về các chủ đề được quan tâm trong giới trẻ: Hoạt động này tạo được hứng thú rất lớn từ phía SV vì các chủ đề đánh thẳng vào tâm lý, nhu cầu của SV trong thời thời đại mới.Việc thảo luận và tham gia tìm hiểu các chủ đề này bằng tiếng Anh sẽ củng cố đc lượng kiến thức phong phú và nâng cao được trình độ ngoại ngữ của SV. Với loại hình này Ban tổ chức nên đưa ra các hoạt động như thi tìm hiểu kiến thức chung, thảo luận và thuyết trình, xây dựng hoạt cảnh, kịch nói…
3. Đa dạng hóa các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực nói tiếng Anh cho SV viên chuyên tiếng Anh ở trường cao đẳng
Đây là vấn đề đòi hỏi tính cấp thiết và là hoạt động thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Một mặt để tạo môi trường học tập, trải nghiêm đa dạng, phong phú, tạo ra được các sân chơi bổ ích, lành mạnh và phát triển được năng lực sử dụng ngôn ngữ cho VS mặt khác nhằm thu hút đông đảo nhiều đối tượng SV tham gia học tiếng Anh và giao tiếp tiếng Anh kể cả đối tượng SV không chuyên tiếng Anh.

--------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tài liệu tham khảo
1. Dự án Viết-Bỉ. Dạy và học tích cực, 2010.
2. Mai Phương Dung (Điều phối viên tiếng Anh Hệ thống Giáo dục Chất lượng Cao Sky-line). Học tiếng Anh thông qua hoạt động ngoại khóa. Được đămg tải trên website http://skylineschool.edu.vn/
3. Một số loại hình CLB, ngoại khóa điển hình của bộ môn tiếng Anh  sfl.tnu.edu.vn/clbngoaingu.
4. Vai trò của Câu lạc bộ Tiếng Anh đối với việc nâng cao hiệu quả học môn Tiếng Anh được đăng tải trên website http://caulacbotienganh.com.vn/
5. VUS TESOL 2015: Đề cao sự đa dang trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại châu Á. (03-08-2015) được đăng tải trên website http://www.vus.edu.vn
6. Đặng Vũ Hoạt, Lý luận dạy học Đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội 2006
 
 
(Hội thảo Khoa học “Chuẩn đầu ra Ngoại ngữ cho SV các trường ĐH
và CĐ khu vực phía Bắc” tổ chức tại Bắc Ninh tháng 12/2015)
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Hương Giang

Nguồn tin: Khoa Ngoại Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_1f381fe02c80d16cf57cf47c6cddcb8c.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)