Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tổ chức hiệu quả hoạt động thực hành dạy học môn Tiếng Việt cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học

Thứ ba - 23/05/2017 03:59
          Thực hành dạy học là hoạt động quan trọng trong quá trình rèn kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Tiểu học ở Trường CĐSP Lạng Sơn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong nhiều năm qua tổ Ngữ Văn khoa giáo dục Tiểu học đã tổ chức tốt hoạt động thực hành dạy học môn tiếng Việt cho sinh viên theo đặc thù bộ môn.
          Hoạt động thực hành dạy học cho sinh viên được tiến hành chủ yếu qua các tiết thực hành trong giờ học chính khóa của bộ môn phương pháp và một hình thức không thể thiếu được là sinh viên tự thực hành theo nhóm ngoài thời gian lên lớp, trong các buổi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Từ thực tiễn giảng dạy của giảng viên trong tổ chuyên môn, chúng tôi đã tổ chức hoạt động thực hành dạy học cho sinh viên như sau:
          Tổ chức tốt hoạt động thực hành dạy học cho sinh viên trong giờ chính khóa:
          Trong chương trình giảng dạy học phần phương pháp dạy Tiếng Việt 1, với tống số 45 tiết, 22 tiết lí thuyết, 23 tiết thực hành; học phần Phương pháp dạy học tiếng Việt 2, tổng 45 tiết trong đó gồm 15 tiết lí thuyết, 30 tiết thực hành. Vậy làm thế nào tăng cường thời lượng để tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm qua hoạt động dạy học, giảng viên cần hướng dẫn một cách tận tình, chu đáo và khoa học. Muốn tiết thực hành của sinh viên đạt hiệu quả, chúng tôi thực hiện theo các bước dưới đây:
          Bước 1: Giao nhiệm vụ cho sinh viên.
          Bước 2: Sinh viên tập giảng, dự giờ, ghi nhật kí.
          Bước 3: Sinh viên nhận xét, đánh giá, phản hồi theo hướng tích cực.
          Bước 4: Giảng viên nhận xét, đánh giá, đưa ra hướng khắc phục.
          Quy trình trên được thực hiện cụ thể như sau:
          Trước hết, giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên rõ ràng, cụ thể như: phân công sinh viên thực hành dạy học, dự giờ, ghi nhật kí, nhận xét, đánh giá phản hồi…. Nên lựa chọn sinh viên có học lực Khá để giảng dạy một tiết (khoảng 30 phút).Việc tổ chức cho sinh viên thực hành dạy trọn vẹn một tiết, giúp các em nắm rõ tiến trình lên lớp, hiểu rõ các hoạt động, biết đánh giá nhận xét phản hồi.      
 
Giờ tập giảng của sinh viên lớp K15TB
 
          Giảng viên tổ chức cho sinh viên rút kinh nghiệm theo quy trình dưới đây:
          - Giảng viên đưa ra tiêu chí đánh giá (dựa trên phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy của sinh viên tiểu học trong các đợt thực tập).
          - Người dạy nêu mục tiêu, tự đánh giá ưu điểm, hạn chế.
          - Sinh viên nhận xét đánh giá về: Kiến thức, kĩ năng, thái độ; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tư thế tác phong, ngôn ngữ, sử dụng đồ dùng dạy học…
          - GV nhận xét, chỉ ưu nhược điểm, hướng khắc phục.
          - Người dạy phản hồi.
          Với quy trình tập giảng như trên không những rèn cho sinh viên kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học mà còn rèn cho sinh viên năng lực và kĩ năng nhận xét đánh giá và phản hồi tích cực, năng lực, kĩ năng này vô cùng quan trọng với người giáo viên Tiểu học.
          Tổ chức cho sinh viên thực hành dạy học trích đoạn (theo hoạt động)
 
          Sau khi nắm rõ quy trình thực hành dạy học một tiết cụ thể, giảng viên chia các bước lên lớp hợp lí, giao cho mỗi sinh viên thực hiện một hoạt động. Với biện pháp này, một bài dạy có thể từ 2 đến 3 sinh viên được tập giảng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều sinh viên được thực hành đứng lớp. Khi sinh viên đã hoàn thành tiết học, giảng viên tổ chức nhận xét đánh giá theo quy trình trên.        
Sinh viên lớp K15TC dạy trích đoạn kể chuyện theo tranh
 
Tổ chức thực hành dạy học của sinh viên ngoài giờ lên lớp:
          - Sau khi sinh viên đã nắm rõ quy trình dạy học, quy trình nhận xét đánh giá, giảng viên yêu cầu sinh viên tự thực hành theo nhóm với các bước dưới đây:
          - Sinh viên tập giảng theo hoạt động.
          - Sinh viên tự nhận xét, đánh giá.
          - Sinh viên quay lại các các trích đoạn, gửi cho giảng viên.
          - Giảng viên nhận xét, đánh giá sửa cho sinh viên.
 
          Ưu điểm: Mỗi một buổi được khoảng 3 đến 4 tiết, mỗi một tiết được 2 đến 3 sinh viên thực hành giảng. Sinh viên tự giác rèn luyện, rèn ý thức tự rèn luyện, thực sự biến quá trình học tập, thành quá trình tự học tự rèn luyện của sinh viên.
Sinh viên lớp K15TB tự tin chủ động trong tiết tập giảng
          Đa dạng kênh kiểm tra hoạt động tập giảng của sinh viên
          Để giám sát việc thực hành giảng tập của sinh viên, chúng tôi trực tiếp dự giờ, cùng nhận xét rút kinh nghiệm cho sinh viên. Ngoài ra, đã đổi mới phương pháp đánh giá bằng cách yêu cầu sinh viên ghi lại những trích đoạn qua các video, gửi cho giảng viên. Giảng viên có thể quản lí được quá trình tự thực hành của sinh viên, đánh giá nhận xét sửa cho sinh viên, để sinh viên tự hoàn thiện quá trình thực hành nghề nhiệp của sinh viên theo một quy trình khép kín.
          Chúng tôi áp dụng quy trình trên đây tổ chức thực hành dạy học cho sinh viên ở ba lớp K15TA, B, C bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực:
          Thứ nhất, sinh viên được tập giảng nhiều hơn, sinh viên sẽ vững vàng, tự tin tổ chức tốt các hoạt động dạy học.
          Thứ hai, sinh viên được thực hành nhiều hơn, tác động tích cực tới thái độ ý thức tự rèn nghề, góp phần nâng cao ý thức nghề nghiệp, rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí các tình huống, cùng nhiều kĩ năng dạy học khác: Trình bày bảng, phát vấn học sinh, sử dụng đồ dụng dạy học….
          Thứ ba, thông qua việc thực hành của sinh viên, các em được rèn kĩ năng nhận xét đánh giá phản hồi tích cực, một kĩ năng vô cùng quan trọng với nghề dạy học.
          Thứ tư, việc đa dạng các kênh theo dõi sinh viên thực hành sẽ giúp cho giảng viên dễ dàng kiểm tra, giám sát hoạt động thực hành dạy học của sinh viên, giúp các em tự giác luyện tập với một thái độ nghiêm túc. Đồng thời giúp giảng viên thuận lợi hơn trong việc tư vấn, giúp đỡ, định hướng kịp thời cho người học, nâng cao hiệu quả các hoạt động thực hành.
          Tóm lại: Với quy trình tổ chức hoạt động thực hành dạy học như trên, chúng tôi nhận thấy: Sinh viên tự giác, tích cực thực hành, được tập giảng nhiều, được rèn các kĩ năng dạy học như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đàm thoại, kĩ năng nhận xét đánh giá, phản hồi… Giảng viên thuận lợi hơn trong việc theo dõi, quản lí việc tập giảng của sinh viên đồng thời việc tư vấn giúp đỡ, chia sẻ thuận lợi hơn. Như vậy, sinh viên không chỉ là đối tượng của hoạt động dạy, mà còn là đối tác quan trọng của chúng tôi trong quá trình dạy nghề, rèn kĩ năng nghề nghiệp.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thắng

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/27-04-2024_8118f0ebd7ab2c405d4ed6ef2ef654e2.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)