Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Khoa Giáo dục Tiểu học – Trung học cơ sở tổ chức nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ tư - 28/11/2018 09:41
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những hoạt động giải pháp thực hiện chủ trương Nghị quyết 29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn là chiếc máy cái đi đầu trong việc giảng dạy cho sinh viên và bồi dưỡng cho giáo viên các trường từ cấp Mầm Non, Tiểu học đến THCS trong tỉnh nhà. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, thực hiện chủ trương của nhà trường, lãnh đạo khoa Giáo dục Tiểu học - Trung học cơ sở (GD TH-THCS) đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới.
Theo kế hoạch của khoa GD TH-THCS, các tổ chuyên môn lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ và tổ chức sinh hoạt chuyên đề hàng tháng để báo cáo và trao đổi kết quả nghiên cứu Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây cũng là nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm tháng 11/2018 của đơn vị nhằm chào mừng thi đua các ngày lễ lớn đợt 1 của năm học. Giảng viên của các tổ chuyên môn đều ý thức và xác định nhiệm vụ cá nhân đang phụ trách để nghiên cứu sâu, rộng và có sự chuẩn bị tốt cho các buổi sinh hoạt chuyên đề.
Thực hiện kế hoạch đề ra, ngày 21/11/2018 vừa qua, tổ Âm Nhạc – Mỹ Thuật tổ chức báo cáo và trao đổi kết quả nghiên cứu Dự thảo Chương trình tổng thể và Chương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học. Tiếp đó, ngày 26/11/2018 tổ Xã Hội và Tự Nhiên tổ chức báo cáo và trao đổi kết quả nghiên cứu Dự thảo Chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và Dự thảo Chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học.
Tổ Mỹ Thuật – Âm Nhạc trao đổi kết quả nghiên cứu Dự thảo CTGDPT mới
H11
 
GV Tổ Tự Nhiên và Xã Hội cùng sinh hoạt chuyên đề tháng 11/2018

 
 Đ/c Hoàng Văn Nhân báo cáo kết quả nghiên cứu Dự thảo chương trình Toán Tiểu học

 
Đ/c Nguyễn Cao Luận báo cáo kết quả nghiên cứu Dự thảo chương trình Toán THCS


Đ/c Nguyễn Thị Thắng báo cáo kết quả nghiên cứu chương trình Tiếng Việt Tiểu học

  
Các ý kiến trao đổi kết quả nghiên cứu Dự thảo CTGDPT mới và hướng tiếp cận trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường CĐSP Lạng Sơn

 
             Kết quả đạt được:
- Giảng viên của đơn vị vận dụng được các kĩ năng khai thác, sưu tầm, nghiên cứu thông tin để tìm hiểu về Dự thảo chương trình tổng thể và chương trình các môn học qua trang Web của Bộ GD&ĐT trên cơ sở so sánh với CTGDPT hiện hành.
- Các GV được phân công đã xây dựng các báo cáo có chất lượng về nội dung, hấp dẫn về hình thức (các bài trình chiếu ứng dụng Power Point với hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu phù hợp, đem lại hiệu quả cho bài thuyết trình).
- Các tổ chuyên môn đã thực hiện tốt việc trao đổi, thảo luận các nội dung nghiên cứu, góp phần xây dựng nội dung bài báo cáo, đồng thời hoàn thiện kết quả nghiên cứu của các cá nhân.
- Đa số các bài báo cáo đã làm rõ được mục tiêu, căn cứ, quan điểm, nội dung và cách tổ chức CTGDPT mới, phân tích được các điểm đổi mới của chương trình đang hướng tới. Đa số báo cáo đã có các đề xuất ban đầu về ý tưởng để tham mưu cho tổ, khoa, nhà trường xây dựng các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các nội dung liên quan đến CTGDPT mới, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của cá nhân, tổ chuyên môn và đơn vị được giao.
Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân:
- Do tiếp cận văn bản chưa đúng yêu cầu hoặc chỉ dừng lại ở nghiên cứu bản dự thảo CTGDPT mới, chưa có so sánh với chương trình hiện hành, có bài báo cáo chưa đưa ra được điểm đổi mới bản chất, trọng tâm nhất trong Dự thảo CTGDPT mới.
- Do thời gian nghiên cứu chưa đủ nhiều, việc thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm chuyên môn chưa hiệu quả; và tiếp cận nghiên cứu chưa từ phương diện bao quát vai trò và nhiệm vụ chuyên môn, một số đề xuất để trao đổi chưa sát với nhiệm vụ cụ thể của cá nhân, tổ và đơn vị trong giai đoạn hiện nay để tạo sự chuẩn bị có ý nghĩa thực tế cho công tác đào tạo và bồi dưỡng.
Bài học kinh nghiệm, định hướng triển khai trong thời gian tiếp theo:
- Tăng cường trao đổi, thảo luận, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm chuyên môn để có sự chuẩn bị tốt hơn cho các bài báo cáo tiếp theo.
- GV tiếp cận CTGDPT mới cần dựa trên vai trò và nhiệm vụ chuyên môn gắn với hoạt động đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường, địa phương để có các kế hoạch thực hiện công tác chuyên môn có ý nghĩa thực tiễn và cụ thể.
- GV tiếp tục nghiên cứu, trao đổi với chuyên gia, đồng nghiệp trong và ngoài trường, bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt qua các Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn… để các ý tưởng được góp ý và hoàn thiện trước khi áp dụng vào thực tiễn công tác tại nhà trường.
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_88e38b15193e55ce09e567aa26016af5.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)