Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “
Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37 đảo đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km
2. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tuyên truyền về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, nâng cao hiểu biết của sinh viên về chủ quyền biển đảo, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam; Thực hiện kế hoạch năm học 2015-2016, Khoa Xã hội đã tổ chức cho 102 sinh viên xem phim tài liệu với chủ đề “
Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc” vào 8h30’ ngày 14/4/2016 tại Rạp chiếu phim Đông Kinh.
“
Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc” là ngôn ngữ điện ảnh để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Phim tập trung dùng tư liệu, bằng chứng, thư tịch và cả nhân chứng để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Một số hình ảnh trong buổi xem phim:
Phim tư liệu: “
Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc” Giảng viên và sinh viên Khoa Xã hội.
Qua buổi xem phim tài liệu, giảng viên và sinh viên Khoa Xã hội nhận thức sâu sắc về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân VN, trong đó có SV. Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi SV nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức.