Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Nghiên cứu và thiết kế tiết học ngữ văn địa phương: “Then Tày” ở trường phổ thông tại Lạng Sơn

Thứ hai - 10/10/2016 09:07
Tháng 10 - 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục phổ thông, mà đặc biệt là chương trình và sách giáo khoa. Sau một tháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Có thể thấy, Nghị quyết và Đề án không chỉ là cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chương trình Ngữ văn địa phương (NVĐP), mà còn là một hướng đi hợp lí góp phần cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu đổi mới toàn diện của giáo dục Việt Nam.
Thể nghiệm ở cấp độ chi tiết hơn, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào cách thiết kế tiết học NVĐP ở trường phổ thông qua một nội dung cụ thể: “Then Tày” (Then cổ).
1. Vấn đề thiết kế tiết học Ngữ văn địa phương ở chương trình phổ thông
Với tinh thần góp phần đổi mới dạy - học (DH) Ngữ văn, tại Lạng Sơn, việc biên soạn tài liệu DH, tham khảo phần NVĐP đã được triển khai tích cực. Từ năm học 2008 - 2009 đến nay, giáo trình đào tạo giáo viên THCS - Văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương tỉnh Lạng Sơn; tài liệu Ngữ văn đại phương cấp THCS (sách học sinh)... được biên soạn, chỉnh lí, đưa vào sử dụng và nhanh chóng trở thành những tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo hữu ích.
NVĐP được hiểu là vốn văn học truyền thống của các dân tộc hình thành, phát triển ở địa phương. Với những nét riêng, NVĐP sẽ góp phần làm giàu thêm vốn kiến thức và tính ích dụng cho người học. Mặt khác, bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh, ngữ liệu văn học địa phương cũng có tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm của thế hệ trẻ sở tại trong việc khôi phục, phát huy những giá trị “đẹp” và loại dần những yếu tố “cản trở” sinh hoạt văn hóa của họ. Muốn điều đó trở thành hiện thực, người giáo viên (GV) phải làm tốt từ việc thiết kế từng giáo án trước khi đứng lớp. Bởi, thiết kế bài DH là một khâu quan trọng để tạo nên thành công một giờ DH, đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh nghiệm và thể hiện dấu ấn sáng tạo của người GV, đặc biệt là GV Ngữ văn.
Vấn đề thiết kế tiết học NVĐP hoàn toàn giống về nội hàm khái niệm và cách thức triển khai, chỉ khác ở chỗ GV phải nghiên cứu và thiết kế trên những ngữ liệu không phải trong Sách giáo khoa mà là tư liệu sẵn có của địa phương. 
2. Định hướng thiết kế tiết học Ngữ văn địa phương ở phổ thông
1) Khái niệm: Thiết kế tiết học NVĐP là quá trình lập kế hoạch và hiện thực hoá kế hoạch bài dạy học thành văn bản chi tiết theo một trình tự lôgic những dự kiến mà giáo viên mong muốn sẽ thực thi trên lớp đối với những tư liệu sẵn có cúa địa phương để đạt mục tiêu bài DH.
2) Các bước tiến hành
* Chuẩn bị:
-
Nghiên cứu nội dung bài học: Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ); Xác định cấu trúc tri thức bài học (các đơn vị kiến thức, cách tổ chức, cách thể hiện kiến thức, trọng tâm,…); Xác định các tri thức, kĩ năng HS đã và sẽ được học với tri thức, kĩ năng có trong thực tiễn để định hướng và khai thác phù hợp; Phân chia nội dung kiến thức để HS tiếp nhận.
- Tìm hiểu đối tượng người học.
- Xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện, các hoạt động, hành động, thao tác sẽ tiến hành trong bài học.
- Soạn bài: Thiết kế có thể được chia thành các cột (Chia làm 4 cột: Thời gian, phương tiện - Hoạt động của GV - Hoạt động của HS - Yêu cầu cần đạt/Kiến thức cần đạt/Nội dung kiến thức; Chia làm 3 cột: Hoạt động của GV - Hoạt động của HS  - Yêu cầu cần đạt/Kiến thức cần đạt/Nội dung kiến thức; Chia làm 2 cột: Hoạt động của GV - HS; Phương pháp, Phương tiện; Yêu cầu cần đạt). - Kiểm tra và hoàn thiện thiết kế.
* Các hoạt động trên lớp:
- Ổn định tổ chức và Kiểm tra bài cũ: hoạt động này thường tiến hành ở đầu giờ, trước bài học mới những cũng có thể tích hợp vào trong quá trình làm việc của GV và HS.
- Giới thiệu bài mới: bước dẫn nhập và tạo tâm thế cho người học (Lưu ý: mối quan hệ giữa câu hỏi kiểm tra bài cũ, câu trả lời của HS và việc giới thiệu vào bài mới).
 Hướng dẫn HS học bài mới: GV sẽ bám theo thiết kế bài học đã dự kiến và đặc điểm của từng dạng bài để tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS tiếp nhận theo trình tự lôgic kiến thức cơ bản.
- Hướng dẫn HS tổng kết bài học. - Hướng dẫn HS luyện tập và dặn dò.
3. Thực nghiệm tiết học “Then Tày” (Then cổ)
1) Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu khái niệm Then Tày;
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu;
- Biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống dân ca nghi lễ của người Tày.
2) Những điều cần lưu ý:
- Then Tày là một trong nhiều loại dân ca nghi lễ của người Tày có nguồn gốc bản tộc. Nó được hình thành, phát triển và bảo lưu trong lòng đời sống văn hóa dân gian của cả cộng đồng. Then là gì? Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung nhất, chính thức về Then. Ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học lại cho ra đời những khái niệm khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi quan niệm về Then như sau:
- Then là biến âm của chữ thiên, tức là người nhà trời coi giữ trần gian, có khả năng đưa con người tới cõi Thiêng gặp các đấng thần linh.
- Then là một tên riêng chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày nói chung và rất phổ biến ở miền núi phía Bắc.
- Then là một danh từ nhân xưng chỉ những người chuyên làm nghề cúng bái.
- Then “giữ - hút”  nhiều yếu tố, chất liệu của các thể loại Văn học dân gian (VHDG) khác: Xét về quy luật vận động, VHDG luôn bám sát sự vận động của đời sống nhân dân trong lịch sử và VHDG Tày không phải là ngoại lệ. Đó chính là cơ sở để khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy Then Tày dung hợp nhiều yếu tố của các thể loại VHDG khác như truyện kể dân gian, đồng dao, truyện thơ, tục ngữ,... tùy theo mức độ dài ngắn của văn bản mà mật độ của các yếu tố đó là ít hay nhiều. Như vậy văn bản Then thuộc thể loại dân ca (dân ca nghi lễ) là đúng nhưng chưa đủ, có thể điểm qua một số trường hợp cụ thể như Then Tày vận dụng nhiều yếu tố, chất liệu của thể loại truyền thuyết Tày (Nàng Hoa, Báo Sluông - Slao Cải); truyện cổ tích Tày (Yêu tinh Già Dỉn, Sự tích chim Khảm Khắc); Then Tày “giữ” nhiều yếu tố, chất liệu của đồng dao Tày (Roọng ngoảng - Gọi ve sầu) và tiếp tục xuất hiện ở thể loại truyện thơ Tày (Vượt biển - Khảm Hải).
3) Các thiết bị, tài liệu cấn thiết cho các hoạt động DH: - Một số sách sưu tầm Then Tày (hoặc hình ảnh, bìa sách) để giới thiệu về thuật ngữ cũng như sự  phong phú, đa dạng của loại hình dân ca trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày. - Một số hình ảnh về sinh hoạt diễn xướng Then Tày: hình ảnh thầy Then, quang cảnh tổ chức hát Then, cảnh múa chầu, múa quạt, cảnh đi ngựa (xóc nhạc). Những hình ảnh này, GV có thể treo lên hoặc trình chiếu để HS quan sát, liên tưởng trong tiết học. - Băng cát-xét, băng hình về các nội dung liên quan đến Then Tày (trừ trường hợp tổ chức hoạt động dạy - học sưu tầm, điền dã).  
4) Tiến trình tổ chức các hoạt động DH
A. Mục tiêu cần đạt
* Kiến thức: HS hiểu và trình bày được đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức của Then Tày.
* Kĩ năng: HS có kĩ năng phân tích tác phẩm VHDG trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa.
* Thái độ: Yêu quí, trân trọng kho tàng VHDG, giữ gìn, khẳng định bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong tiến trình hội nhập.
B. Chuẩn bị
- HS: Đọc tài liệu, soạn bài
- GV: Nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách có liên quan, soạn bài
C. Tiến trình DH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Giới thiệu bài mới:
Một trong những nét văn hoá đã trở thành biểu tượng về phong cách, tâm hồn và lối sống cho người Tày xứ Lạng phải kể tới hát Then. Lời Then cô đọng, súc tích, giàu hình tượng cất lên từ những tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Vì thế Tục ngữ Tày có câu: “Ké quá tàng nghìn tiếng lượn then / Mừa lườn táng piến pền báo ón” (Già qua đường nghe tiếng lượn then / Về nhà như biến thành trai trẻ). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nét đẹp văn hóa này qua bài học “Then Tày” (Then cổ).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Then của người Tày được hiểu như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
? Then có những loại nào?
- Gợi ý: Sinh, lão, bệnh, tử vốn là những biến cố tất nhiên trong vòng đời mà không một ai tránh khỏi. Nhưng đặc biệt ở chỗ tất cả những biến cố ấy, với người Tày đều có lễ nghi Then riêng
 
 
 
 
 
? Then Tày thường diễn ra ở đâu? khi nào?
 
 
 
 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung của Then Tày
? Em hãy cho biết Then có những nội dung gì?
- Gợi ý:
+ Phán ánh nhận thức
+ Phản ánh hiện thực
+ Phán ánh ước mơ
? Then phản ánh nhận thức về thế giới và các hiện tượng tự nhiên theo quan niệm của người xưa như thế nào?
- Gợi ý:
+ Mường trời
+ Mặt đất:
+ Diêm Vương, thủy phủ:
? Hình ảnh về con người và cuộc sống của nhân dân lao động chứa đựng những nội dung gì?
- Gợi ý:
+ Tố cáo hiện thực bất công: đoạn bắt ve sầu, săn hươu nai, đoạt gậy Già Dỉn, gọi người chèo thuyền...
 
 
 
 
 
+ Đề cao đạo đức luân lý
 
 
 
 
 
 
? Ngoài yếu tố hiện thực bất công, Then còn nói lên những khát khao cháy bỏng nào của nhân dân lao động?
 
 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu hình thức của Then Tày
? Tính chất tự sự của Then Tày được thể hiện ở những phương diện nào?
Phân tích cụ thể?
- Gợi ý:
+ Kết cấu
+ Cốt truyện
+ Sự đan xen các thể loại VHDG
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? Tình yêu quê hương, đất nước với những quan niệm và cách biểu hiện rất riêng của người Tày được bộc lộ  trong Then như thế nào?
- Gợi ý: tính trữ tình
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? Để cuốn hút người nghe, Then Tày đã sử dụng linh hoạt những thể thơ nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? Em hãy xác định và phân tích các thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong Then.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 4: Tổng kết
? Sau khi tìm hiểu nội dung và hình thức của Then Tày em có nhận xét gì về phương diện văn hóa và văn học của loại hình này?
 
 
- Nghiên cứu tài liệu và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Suy nghĩ cá nhân và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Đọc tài liệu và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Suy nghĩ và trả lời
 
 
 
 
 
- Đọc tài liệu, chọn lựa dẫn chứng và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Suy nghĩ và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Suy nghĩ và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Đọc tài liệu, chọn lựa dẫn chứng và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Suy nghĩ cá nhân và trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Suy nghĩ và nhận xét
 
 
 
 
 
 
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
 - Then Tày là một trong nhiều loại dân ca nghi lễ của người Tày có nguồn gốc bản tộc. Nó được hình thành, phát triển và bảo lưu trong lòng đời sống văn hóa dân gian của cả cộng đồng.
- Then mang tính chất diễn xướng tổng hợp: văn hóa - âm nhạc - vũ đạo - mĩ thuật.
2. Phân loại
- Then cầu mong (cầu thọ, tình duyên, con cái),
- Then chữa bệnh (giải sầu, đuổi tà ma),
- Then tống tiễn (đưa linh hồn người chết về với tổ tiên),
- Then cầu mùa,
- Then chúc tụng (mừng thọ, đẻ con),
- Then cấp sắc (phong chức cho người hành nghề Then),
- Then tảo mộ...
3. Không gian và Thời gian diễn xướng
- Không gian thường có phạm vi hẹp tại nhà gia chủ mang tính lễ tục.
- Thời gian diễn ra khoảng từ 12 đến 15 tiếng, có một số trường hợp 24 tiếng, thậm chí kéo dài nhiều ngày nhiều đêm.
 
II. Tìm hiểu nội dung của Then Tày
1. Then phản ánh nhận thức về thế giới và các hiện tượng tự nhiên theo quan niệm của người xưa
- Thế giới cấu trúc theo 03 tầng gồm: tầng trời, mặt đất, và Diêm Vương, Thủy phủ. Mỗi tầng cấu trúc đều có con người và cuộc sống riêng.
+ Mường trời: nơi ngự trị của thần linh.
+ Mặt đất: thế giới con người, nơi có cái tốt nhưng cũng nhiều cái khổ ải.
+ Diêm Vương, Thủy phủ: chỗ đầy đọa người có tội khi còn sống.
 
2. Then phản ánh con người và cuộc sống của nhân dân lao động
a) Tố cáo hiện thực bất công
- Then Tày là hình ảnh về con người và cảnh vật của xã hội trước đây. Những nạn phu phen tạp dịch, những đoàn binh mã rầm rập vượt núi băng rừng bị bóc lột sức lao động nặng nề nhất, những cảnh ép duyên, cưỡng hôn, những cuộc chia tay não lòng...
- Xã hội trong Then Tày là xã hội đã bắt đầu phân hóa giai cấp.
b) Đề cao đạo đức luân lý, mang tính nhân văn sâu sắc
- Tình yêu thương, quý trọng con người.
- Đề cao phẩm chất đạo đức của người lao động: trung thực, thẳng thắn, hiếu thảo, thủy chung, cần cù siêng năng, mưu trí dũng cảm...
c) Ước mơ của nhân dân lao động
- Cuộc sống hạnh phúc, yên vui, hưng thịnh trên thế giới.
- Thoát khỏi ruit ro, chiến thắng thiên tai, địch họa, bệnh tật và cái chết.
III. Tìm hiểu hình thức của Then Tày
1. Tính chất tự sự
Tính chất này được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu và sự đan xen các thể loại VHDH
- Kết cấu của Then Tày thuộc dạng phức hợp, liên hoàn của các cốt truyện bộ phận. Theo trình tự diễn xướng, kết cấu của Then dài theo chương đoạn.
- Cốt truyện: Nếu buổi Then là một cốt truyện dài thì từng chương đoạn lại bao hàm từng cốt truyện nhỏ hơn. Mặc dù tồn tại dưới hình thức thơ nhưng Then là thơ tự sự nên có tính chất kể lể, có tích truyện được hình thành từ cốt truyện dân gian có sẵn.
- Sự đan xen các thể loại VHDG: Then Tày vận dụng nhiều yếu tố, chất liệu của thể loại truyền thuyết Tày (Nàng Hoa, Báo Sluông - Slao Cải); truyện cổ tích Tày (Yêu tinh Già Dỉn, Sự tích chim Khảm Khắc); Then Tày “giữ” nhiều yếu tố, chất liệu của dân ca Tày (Chèo thuyền - Đường nước/ Chèo thuyền; Tàng bốc - Đi đường), đồng dao Tày (Roọng ngoảng - Gọi ve sầu) và tiếp tục xuất hiện ở thể loại truyện thơ Tày (Vượt biển - Khảm Hải)
 2. Tính chất trữ tình
Những lời hát, hình ảnh, hình tượng đã bộc lộ sâu đậm nhất yếu tố trữ tình của Then
- Nhân vật trữ tình cơ bản là người lao động: nông dân, người làm phu, làm chèo thuyền... hiện diện giữa không gian đặc trưng: rừng núi, hoa cỏ, chim muông, biển cả... Đây thực sự là thế giới của cuộc sống sinh hoạt thường nhật mà qua đó thân phận, tình nghĩa giữa những người lao động được biểu lộ vô cùng sống động.
- Thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống của người lao động.
3. Thể thơ
- Để có thể hát, xướng, đọc hay tụng niệm trong quá trình diễn xướng, Then Tày đã kết hợp rất linh hoạt các thể thơ thất ngôn (7 chữ), ngũ ngôn (5 chữ) và thơ tự do (8,9,10... chữ)
- Tác dụng: sự kết hợp linh hoạt này đã mang lại cho không khí và tâm thế của người tham gia hành lễ thay vì căng thẳng, lo âu là thoải mái và thăng hoa hơn.
4. Một số thủ tháp nghệ thuật
Các nghệ nhân dân gian đã sử dụng triệt để các thủ pháp hư cấu kỳ ảo của truyện kể dân gian (thần thoại, truyện cổ tích,...) để xây dựng nên hệ thống hình tượng phản ánh hiện thực một cách diệu kì nhất.
- Nhân hóa: con ve sầu, con hươu, con nai, cây cỏ... biết kể chuyện, biết than thở về thân phận của mình.
- Ẩn dụ: chuyện ở cõi trời, cõi tiên thực chất là chuyện chốn nhân gian nơi con người sinh sống, lao động.
- So sánh: khó khăn của con người phải vượt qua như núi bảy tầng, như mụ yêu tinh Già Dỉn; vẻ đẹp của con người như trăng, như hoa...
III. Tổng kết
1. Về phương diện văn hóa
- Then Tày vừa là loại hình sinh hoạt văn hóa quần chúng, vừa là loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cộng đồng người Tày.
- Ở góc nhìn diễn xướng, Then Tày  là loại hình mang tính chất văn - vũ - nhạc bất phân.
- Then Tày có nhiều chức năng, phụ thuộc vào mục đích của cuộc lễ.
2. Về phương diện văn học
- Then Tày là dân ca nghi lễ.
- Then Tày ra đời và phát triển khi dòng chảy văn học dân gian đang phát triển mạnh mẽ bên cạnh dòng văn học viết.
- Nội dung lời hát mang đậm chất trữ tình và tự sự, phản ánh hiện thực cuộc sống và ước mơ của người Tày xưa.
Kết thúc bài học:
Then Tày với những nghi thức tiêu biểu từ thủa xa xưa, đã trải qua lựa chọn, biến đổi theo thời gian và tồn tại cho đến ngày nay. Đó chính là những phiên bản của quá trình đấu tranh gian khổ và chung sống hài hoà cùng thiên nhiên để tồn tại và phát triển của dân tộc Tày nói chung mà dấu ấn văn hoá của nó với những chất nhân văn được biểu hiện rất đậm nét thông qua từng bước của nghi lễ.
D. Hướng dẫn tự học
- Ý nghĩa của việc tìm hiểu Then Tày. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy Then Tày.
- Sưu tầm thêm một số bài ca thuộc hệ thống dân ca nghi lễ của người Tày.
- Chuẩn bị bài mới
Đ. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
***
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi mạnh dạn định hướng thiết kế cho một giờ học NVĐP, cụ thể là “Then Tày” với hi vọng GV và HS sẽ nhận thức đúng đắn rằng việc học NVĐP cũng giống như các bài học ở chương trình chính khóa của mỗi lớp, mỗi cấp học và góp phần làm phong phú hơn, sâu sắc hơn hiểu biết, tình yêu của những người dạy - người học về truyền thống văn hóa – văn học trên quê hương xứ Lạng.
 
Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Thế Anh, Nét đẹp văn hóa xứ Lạng, NXB Văn hóa Dân tộc và Hội VHNT Lạng Sơn, H.2012.
2. Phùng Quý Sơn - Nguyễn Ngọc Thanh, Văn hóa, văn học, ngôn ngữ địa phương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, H.2009. 3. Nguyễn Thị Yên, Then Tày, NXB Khoa học Xã hội, H.2006.
4. Nhiều tác giả, Mấy vấn đề về Then Việt Bắc, NXB Văn hoá Dân tộc,H.1978.
5. http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Phuongphap/tabid/106/newstab/159/Default.aspx.

 
TÓM TẮT
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Ngữ văn địa phương trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, bài viết nghiên cứu một số quan điểm xây dựng chương trình và nội dung dạy học mảng văn học này ở các trường phổ thông. Bên cạnh đó, bài viết cũng thiết kế tiết học (Then Tày cổ) để hiện thực hóa ý tưởng trên.
 
SUMMARY
Studying and Designing the session of Literature Curriculum: “Then Tay”
in primary and secondary schools at Lang Son
F-rom theoretical and practical basis of teaching local literature in the context of Vietnam’s fundamental and comprehensive educational reform, the paper studies some ideas of planning local literature curriculum, which can be carried out in primary and secondary schools. Besides, it also designs into a post office hours (Then Tay) to bring these above ideas to practice.

Tác giả bài viết: Đặng Thế Anh

Nguồn tin: Khoa Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/28-04-2024_70f9165f4c7430f633c86861b2a1eb99.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)