Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Thẩm định tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày của tỉnh Lạng Sơn do Trường Cao đẳng Sư phạm tổ chức chỉnh sửa, bổ sung

Thứ hai - 16/11/2020 03:36
Thực hiện Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 06  tháng 11 năm 2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày tỉnh Lạng Sơn,  chiều ngày 13/11/2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập hội đồng thẩm định tiếng dân tộc Tày cho cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn do Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức chỉnh sửa, bổ sung.
Tại buổi họp có ông Dương Xuân Huyên- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, chủ tịch Hội đồng thầm định cùng các ủy viên hội đồng.
Về phía Vụ Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức - Bộ Nội vụ có ông Lại Đức Vượng, Vụ trưởng; Bà Nguyễn Xuân Dung- Phó Vụ trưởng; Bà Tô Thị Linh- chuyên viên chính.
    Về phía Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn có TS. Phùng Quý Sơn, Hiệu trưởng, Lãnh đạo trường và nhóm chỉnh sửa, bổ sung tài liệu.
Sau khi Thư ký công bố Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu, Ông Dương Xuân Huyên- Chủ tịch hội đồng đã phát biểu, quán triệt nội dung làm việc của Hội đồng thẩm định. Trong đó, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung tài liệu tiếng Tày phù hợp với tỉnh Lạng Sơn, phản ánh tiếng nói, chữ viết, văn hóa phong tục, tập quán của người Tày ở Lạng Sơn cũng như phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng sơn trong giai đoạn hiện nay. 
Thay mặt Ban chỉ đạo, TS. Phùng Quý Sơn, Hiệu trưởng nhà trường đã trình những căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cũng như quy trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung tài liệu. Nhóm Biên soạn đã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ như tổ chức khảo sát nhu cầu chỉnh sửa, bổ sung tài liệu; tổ chức hội thảo để xin ý kiến các chuyên gia về việc chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu; tổ chức điền dã để nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán cũng như tiếng nói, chữ viết của người Tày ở từng vùng của Lạng Sơn; tổ chức dịch thuật và biên soạn tài liệu.  
Thay mặt nhóm Biên soạn, ThS. Mông Thị Vân Anh trình bày tóm tắt nội dung chương trình, tài liệu. Tài liệu được chỉnh sửa, bổ sung dựa trên những tài liệu tiếng Tày và biên soạn thêm một số chủ đề bài học phù hợp với phương ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Tày ở Lạng Sơn. Đồng thời cập nhật một số nội dung phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tài liệu được biên soạn theo quan điểm và đường hướng giao tiếp, tập trung vào 10 chủ đề chính. Trong mỗi chủ đề có các đơn vị bài học với các hoạt động đa dạng, phong phú để giúp người học phát triển vốn từ, cấu trúc ngữ pháp, thụ đắc ngôn ngữ thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó ưu tiên phát triển kỹ năng giao tiếp.
Để phù hợp với đối tượng bồi dưỡng là cán bộ, công chức và chương trình dạy học ngắn hạn về tiếng dân tộc thiểu số với tư cách là ngôn ngữ thứ hai, nội dung bài học được xây dựng trên tinh thần tinh giản, thiết thực có tính thực hành cao. Phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học tập là người lớn, có năng lực tự học, tự nghiên cứu. Sau khi kết thúc chương trình, người học có thể vận dụng vào thực tiễn.
Các ngữ liệu được đưa vào trong bài học phản ánh tính đa dạng, sinh động về cuộc sống, lao động, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tày, gần gũi với người học. Ngoài ra, một số văn bản thường thức về khoa học, pháp luật, chính trị cũng được đưa vào trong tài liệu để người học có vốn từ ngữ cần thiết, vận dụng trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhìn chung các thành viên hội đồng đều đánh giá cao về tài liệu như: Kiến thức phong phú, đa dạng, chính xác; cập nhật phản ánh văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn; Dung lượng phù hợp với chương trình bồi dưỡng; Bổ sung bài ôn tập cho các chủ đề, tổng ôn; Bài đọc thêm thể hiện đa dạng các thể loại văn bản, hấp dẫn; Chủ yếu sử dụng hội thoại kết hợp với bài đọc để khai thác từ ngữ, ngữ pháp và luyện các kỹ năng; Về từ ngữ:  Đơn giản, phản ánh các địa phương ở Lạng Sơn; Về ngữ pháp: Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo tính logic để dễ dàng vận dụng; Tăng cường luyện tập để thụ đắc ngôn ngữ: Tăng cường tính thực hành, kết hợp và phát triển các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nghe, nói. Sử dụng CD với nhiều giọng nói khác nhau, học viên có thể sử dụng CD để luyện nghe; Các nội dung và hình thức luyện tập đa dạng giúp giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo sự hấp dẫn cho người học. Hình thức trình bày khoa học, đẹp mắt, gây hứng thú đối với cả người dạy và người học.
Kết quả thẩm định: 100% thành viên hội đồng đều bỏ phiếu thông qua và yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi công nhận. Tuy nhiên, Hội đồng cũng yêu cầu nhóm tác giả cần chỉnh sửa một số lỗi văn bản, điều chỉnh một số từ ngữ, câu hội thoại mang tính đặc trưng, phổ biến với văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn, thêm một số đoạn văn bằng tiếng Tày và cách trình bày bìa tài liệu cho đẹp hơn.
Phát biểu tại buổi thẩm định, ông Lại Đức Vượng - Vụ Trưởng vụ Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đánh giá cao về sự nghiêm túc, trách nhiệm của tỉnh Lạng Sơn trong công tác chỉ đạo biên soạn tiếng dân tộc thiểu số nói chung và tiếng Tày nói riêng. Ông khẳng định, sự cần thiết phải tiếp tục bồi dưỡng tiếng dân tộc của đồng bào thiểu số cho cán bộ, công chức và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Bởi lẽ, trong quá trình giao tiếp, thực thi nhiệm vụ, cán bộ công chức có thể hiểu rõ hơn nhận thức, tâm lý của đồng bào. Đồng thời thuận lợi hơn trong việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đồng bào, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với tinh thần cầu thị, Nhóm Biên soạn tiếp thu các ý kiến của Hội đồng thẩm định tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng tiếng Tày để đưa vào giảng dạy một cách sớm nhất. Hy vọng rằng, với quá trình biên soạn công phu, khoa học và tiếp thu các ý kiến của Hội đồng, tài liệu bồi dưỡng tiếng Tày không những góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn giúp cán bộ, công chức hiểu hơn về đồng bào dân tộc Tày, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó./.
Một số hình ảnh

Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch UBND  tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định phát biểu, quán triệt nội dung làm việc của Hội đồng


Bà Hoàng Thị Luân- Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó chủ tịch hội đồng nhận xét, đánh giá 


Ông Lương Xuân Thịnh - Phó trưởng phòng Công chức viên chức, Sở Nội vụ, Ủy viên Thư ký công bố Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định


Bà Hoàng Thị Nhâm - Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX 1, ủy viên Hội đồng  nhận xét, đánh giá


Bà Lương Thị Thoa - Giáo viên TTGDNN- GDTX Cao Lộc, ủy viên Hội đồng nhận xét, đánh giá

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/08-01-2025_12231bd8b14f81cefb36c268baa18cbc.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)