Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tổ chức Hội nghị tập huấn “Bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS”

Thứ hai - 03/04/2017 03:13
Thực hiện Kế hoạch nghiên cứu đề tài cấp tỉnh năm 2017 "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn"; được sự quan tâm và cho phép của Sở GDĐT Lạng Sơn, sự phối hợp của các phòng GDĐT các huyện và thành phố; ngày 01/4/2017, Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức thành công Hội nghị tập huấn nhóm mục tiêu của đề tài với chủ đề "Bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS".
 
         
          Tham gia Hội nghị tập huấn có gần 70 đồng chí là Lãnh đạo một số trường THCS, cán bộ chuyên môn Tiếng Anh các Phòng GDĐT, giáo viên Tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và toàn thể giảng viên tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ, Trường CĐSP Lạng Sơn.
          Hội nghị tập huấn nhằm chia sẻ kết quả biên soạn nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các nội dung tập huấn; đồng thời xin ý kiến góp ý, bổ sung để hoàn thiện các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên.
     Nội dung tập huấn gồm 2 chuyên đề:
    Chuyên đề 1. Nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS
  Chuyên đề 2. Xây dựng mô hình tiếng Anh cộng đồng ở trường THCS
  Để tạo điều kiện cho các học viên được chia sẻ, thảo luận và thực hành, thành phần tham gia tập huấn được chia thành 2 lớp. Mỗi lớp được tiếp cận các nội dung sau:
1. Phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS.
2. Phương pháp kiểm tra - đánh giá quá trình
3. Phân tích đề thi, kiểm tra
4. Xây dựng mô hình tiếng Anh cộng đồng ở trường THCS
Các nội dung tập huấn hướng tới nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS, đảm bảo cho việc thực hiện chương trình 10 năm (chương trình sách giáo khoa mới), đáp ứng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu.
 
TS. Phùng Quý Sơn - Phó Hiệu trưởng khai mạc Hội nghị tập huấn
 
Bằng kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh cũng như với vai trò là giám khảo giáo viên giỏi, học sinh giỏi bộ môn tiếng Anh kỳ thi các cấp, ThS. Lê Thị Thanh Hương (Trưởng khoa Ngoại ngữ) đã chia sẻ phương pháp, thủ thuật dạy học từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh với quy trình P-P-P/PRESENTATION- PRACTICE- PRODUCTION (giới thiệu - luyện tập - vận dụng) và  các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với quy trình B-D-A/BEFOR - DURING - AFTER (hoạt động khai thác ngữ liệu trước khi học kỹ năng - hoạt động luyện tập để hình thành kỹ năng - hoạt động thực hành để phát triển kỹ năng). Với phương pháp dạy học này giúp học sinh nắm vững được nhiều từ vựng, ngữ pháp cũng như sản sinh ngôn ngữ trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, giảng viên còn hướng dẫn cách thức sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực: dạy hợp tác nhóm nhỏ (work in group hoặc work a pair), dạy học dự án (project based teaching), dạy học theo góc (teaching in corner), phương pháp kết hợp giữa dạy học online và dạy học truyền thống (blended learning); các kỹ thuật dạy học tích cực như động não (brainstorming), khăn trải bàn, mảnh ghép và các trò chơi học tập. Các phương pháp dạy học tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của dạy học hiện nay; tăng cường tính cá nhân và tính tập thể, đảm bảo được dạy học phân hóa; phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng cũng như có biện pháp tư vấn giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập.
 
         ThS. Lê Thị Thanh Hương chia sẻ về Phương pháp dạy học tiếng Anh
 
ThS. Phạm Thanh Mai (giảng viên Khoa Ngoại ngữ) trao đổi một số phương pháp đánh giá quá trình/đánh giá vì sự tiến bộ của người học (formative assessment). Đánh giá quá trình là phương pháp đánh giá được tiến hành thường xuyên không phải chỉ thông qua các bài kiểm tra mà quan trọng hơn là được thực hiện thường trong từng tiết học, từng hoạt động học tập cũng như quá trình lĩnh hội một chủ  đề nội dung. Vì vậy, đánh giá quá trình đòi hỏi giáo viên phải chú trọng phương thức đánh giá các khâu của từng hoạt động, xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng như lưu giữ các sản phẩm học tập; nhận xét, đánh giá về kết quả mà học sinh đạt được trong từng hoạt động cũng như chỉ ra cho học sinh phương hướng phấn đấu trong các hoạt động tiếp theo. Bằng hiểu biết của mình, giảng viên đã  trình bày được các phương pháp đánh giá quá trình như phương pháp tự đánh giá (self assessment) với việc sử dụng bảng K- W- L, sổ nhật ký (diary) và nhật ký học tập (learning journal); phương pháp sử dụng hồ sơ học tập (portfolio) và đánh giá các dự án học tập (project).
ThS. Phạm Thanh Mai chia sẻ  về Phương pháp đánh giá quá trình
 
   Với hiểu biết về kiểm định chất lượng giáo dục, ThS. Lê Minh Thắng (giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học) đã hướng dẫn học viên áp dụng lý thuyết khảo thí để phân tích đề thi, kiểm tra dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (multipe choice tests). Học viên đã được cung cấp miễn phí phần mềm, giúp các chuyên viên tiếng Anh ở các phòng GDĐT có thể kiểm định được chất lượng đề thi, kiểm tra tiếng Anh hiện nay.
 
ThS. Lê Minh Thắng chia sẻ về Phân tích đề thi, kiểm tra trắc nghiệm khách  quan
 
 Là người có kinh nghiệm về tổ chức và tham gia các mô hình tiếng Anh cộng đồng, ThS. Trần Anh Quyền (Phó trưởng khoa Ngoại ngữ) đã hướng dẫn học viên thiết kế và tổ chức các hoạt động tiếng Anh cộng đồng quen thuộc như câu lạc bộ, hội thi… đồng thời còn giới thiệu cách thức sử dụng mô hình tiếng Anh cộng đồng phù hợp với giai đoạn hiện nay như: sử dụng face book, góc tiếng Anh trong lớp học (corner English), thư viện đọc mở (open reading library).
ThS. Trần Anh quyền chia sẻ về 
Phương pháp xây dựng mô hình tiếng Anh cộng đồng
 
Hội nghị tập huấn còn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên khoa Ngoại ngữ về phương pháp dạy học và đánh giá quá trình: giảng viên Hoàng Minh Thúy trao đổi về phương pháp dự án, giảng viên Sầm Diệu Quỳnh  trao đổi về blended learning, giảng viên Trần Phương Hà trao đổi  về observation checklist… Đồng thời, các đồng chí giáo viên ở trường THCS trên địa bàn tỉnh cũng chia sẻ kinh nghiệm, những thuận lợi và khó khăn trong dạy học tiếng Anh nói chung và việc áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nói riêng. Giảng viên của trường sư phạm cũng như giáo viên trường phổ thông được giao lưu học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực.
          Giảng viên Sầm Diệu Quỳnh chia sẻ về Phương pháp Blended learning
 
          Sau một ngày làm việc khẩn chương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, nội dung các chuyên đề do nhóm nghiên cứu đề tài cấp tỉnh Trường CĐSP Lạng Sơn biên soạn và tập huấn đã được toàn thể học viên đánh giá cao về mức độ cần thiết và khả thi áp dụng trong dạy học tiếng Anh. Các chuyên đề tập huấn Bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường THCS là kết quả nghiên cứu thông qua việc khảo sát thực trạng dạy học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để những ý tưởng trong buổi tập huấn được “đâm chồi nảy lộc” trong “vườn ươm dạy học tiếng Anh” đòi hỏi phải có sự quyết tâm đổi mới của các cấp quản lý, sự cố gắng nỗ lực trong từng tiết học, từng hoạt động của giáo viên và học sinh cũng như sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác. Hy vọng rằng, bằng sự tâm huyết với nghề dạy học và sự hiểu biết vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ, các học viên trong hội nghị tập huấn hôm nay sẽ kiên trì thử nghiệm, tích lũy dần trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Hy vọng rằng, sự thành công sẽ được lan tỏa và nhân rộng để năng lực tiếng Anh của học sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được nâng cao, không còn được nhận định là “vùng trũng’ về ngoại ngữ./.
Lớp tập huấn tại Hội trường 2 chụp ảnh lưu niệm
 
 Lớp tập huấn tại Phòng A201 chụp ảnh lưu niệm

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Loan

Nguồn tin: Phòng QLKH - CTĐN

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/27-04-2024_2d6156134b231cd4fb2299122e4cf1cf.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)