Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Giảng viên Khoa Xã hội tham gia Hội thảo quốc tế “Kinh tế và văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập Asean”

Thứ ba - 19/05/2015 06:07
Trong hai ngày 14 - 15/5/2015, Đại học Khoa học Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Kinh tế và văn hóa xã hội các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập Asean.
Trên 100 đại biểu là các nhà khoa học đến từ các trường đại học của Philippin, các trường đại học, các viện nghiên cứu cùng các quản lý lĩnh vực văn hóa, thông tin truyền thông của các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham dự Hội thảo.
Trên 20 tham luận đã được trình bày và hơn 100 bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế được gửi đến Hội thảo đã thu hút sự quan tâm chia sẻ của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Với một quốc gia đa sắc tộc trong khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển khá như Philippin, vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập Asean và quốc tế luôn được các nhà quản lý bổ sung chính sách bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống thúc đẩy phát triển. Đặc biệt các nhà khoa học đến từ Philippin cho rằng: Cần phân định rõ những giá trị truyền thống, giá trị bản sắc vốn có và giá trị tín ngưỡng cũng như những hủ tục, thói quen sinh hoạt trong cuộc sống mang màu sắc mê tín, kéo lùi sự phát triển… Từ những thang bậc giá trị sau phân loại thì những nhà quản lý sẽ căn cứ vào đó để bổ sung kịp thời chính sách mang tính quốc gia, đồng thời có sự nhận diện một cách khoa học, khách quan để bảo tồn hay bài trừ.
Hội thảo chia làm hai nhóm thảo luận gồm các lĩnh vực: quản lý Nhà nước về văn hóa - xã hội, kinh tế, y tế, giáo dục, quản lý tài nguyên. Các tham luận đã tập trung vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đó đề cập sâu vào lĩnh vực văn hóa, đời sống xã hội các dân tộc thiểu số chi phối đến quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề bảo tồn, du nhập văn hóa giữa các dân tộc thiểu số.
Thực tế này cho thấy vấn đề hội nhập là cần thiết, là quan trọng để thông tin về khoa học, kinh nghiệm xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội hợp lý. Song hội nhập không đồng nghĩa thay đổi những giá trị truyền thống, đánh mất đi bản sắc văn hóa vốn có, mà phải khơi gợi được những giá trị tốt đẹp, tạo động lực cho xã hội phát triển.
Giảng viên Khoa Xã hội đã tham gia Hội thảo với tham luận CHỨC NĂNG LỄ NGHI TÂM LINH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA - VĂN HỌC TRONG “THEN HẮT KHOĂN” CỦA NGƯỜI TÀY (TAY ETHNIC GROUP’S SPIRITUAL RITUALS FUNCTION AND CULTURAL - LITERARY VALUE OF “THEN HAT KHOAN”)
TÓM TẮT NỘI DUNG
Then nói chung, Then hắt khoăn nói riêng đã trở thành biểu tượng về phong cách, tâm hồn và lối sống cho người Tày. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện xoay quanh nét đẹp văn hóa này. Nhiều người Tày không phải vì mê tín mà hâm mộ Then. Họ thích bởi lời ca, điệu hát, điệu múa của Then… Và một lí do không thể không nhắc tới, đó là “cõi tâm linh” trong Then. Then đã đưa con người “đến với” cõi Thiêng bằng chính sức truyền cảm của âm nhạc - thơ - ca, phần nào làm trọn chức năng an ủi họ, để rồi khi từ cõi Thiêng “trở về” cõi Tục họ thấy tâm hồn thanh thản hơn, tiếp tục nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng của mình. Thêm nữa, “cõi tâm linh” hợp thành phương diện văn hóa - văn học của Then sẽ được coi như những thủ pháp nghệ thuật mà qua đó chúng ta có thể nhận ra phần ẩn chất chứa bên trong - là quan niệm của người Tày về cõi Tụccõi Thiêng nói riêng, đời sống tinh thần nói chung.
Dựa trên những tư liệu sưu tầm trong nghiên cứu thực địa về nghi lễ Then hắt khoăn của người Tày Lạng Sơn, người viết có những suy nghĩ bước đầu về loại hình này như sau:
- Giới thiệu một số khái niệm công cụ và định nghĩa liên quan và các đặc điểm của Then hắt khoăn. Đặc biệt chú ý đến cách chuyển dịch loại Then này sang tiếng Kinh,  “hắt khoăn” là “chăm sóc hồn, chỉnh sửa vía”.
- Chức năng lễ nghi tâm linh của Then hắt khoăn - một hình thức shaman giáo của dân tộc Tày ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp của Lạng Sơn) được thể hiện qua việc nhập hồn và xuất hồn các vị thần linh vào thân xác của Then.
- Trong nghi lễ Then hắt khoăn chứa đựng nhiều tín ngưỡng truyền thống như: thành hoàng, thần tự nhiên, tổ tiên và bậc tiền tối của tộc người...Trong đó nổi bật nhất là tín ngưỡng thờ “Mẻ Shinh, Mẻ Bjooc” (Mẹ Sinh, Mẹ Hoa).
- Then hắt khoăn là cầu nối giữa cõi tục với cõi thiêng, hiện thực với ước mơ. Ở đó, con người đến với cõi Thiêng để gửi gắm và thoả mãn ước mơ nhưng vẫn luôn thuộc về cõi Tục và vẫn chính là ở ngay giữa lòng cõi Tục. Để rồi, sau đêm Then, người ta thấy lòng bình yên hơn, đắm say cùng cõi Tục hơn, hăng hái và tự tin dấn mình vào cõi Tục, cải tạo nó bằng bàn tay và khối óc của chính mình. Đó chính là tính trị liệu độc đáo của một loại hình văn hóa tâm linh truyền thống của người Tày.
- Từ xa xưa Then đã nảy sinh như một sự đáp ứng, bằng nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian, cho những khát vọng cao đẹp, những khắc khoải thực tế và chính đáng của người lao động Tày Lạng Sơn. Cho nên, trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của Then hắt khoăn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất hướng đưa Then trở về với đời sống hằng ngày của nhân dân như những liều thuốc động viên cổ vũ tinh thần, củng cố lòng tin cho con người. Dĩ nhiên, tái phục dựng nghi lễ Then hắt khoăn, chúng ta sẽ phải tính đến yêu cầu tiết kiệm thời gian, công của của bà con, tránh để Then thành ra một lực cản trở lao động sản xuất. Làm như thế, Then sẽ sống một cách mạnh mẽ và lành mạnh trong đời sống hôm nay.  
ABSTRACT
Based on data collected in fieldwork about Then hat khoan ritual of Tay people in Lang Son, the author firstly reveals some ideas about this case such as:
- This paper introduces some definitions about tools and relevant definitions and their c-haracteristics of Then hat khoan which is the traditional type system of Then.
- Spiritual rituals function of Then hat khoan. It is one kind of shamanism of Tay ethnic groups in Viet Nam (study case of Lang Son).
- Then hat khoan is a bridge between the real world and the paradise, the reality and the dream.
- Showing in Then hat khoan rituals all kinds of traditional belief like: gods of tutelary, gods of the natural environment, and ancestors and progenitors of human groups...
- Preservation and exploring values of Then hat khoan.
            Một số hình ảnh về Hội thảo:                                                                                            
 
 

Văn nghệ chào mừng


Hiệu trưởng, GS.TS. Nông Quốc Chinh phát biểu khai mạc


Tiểu ban 1 - Chủ đề Quản lý nhà nước, Văn hóa - Xã hội
 

Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara trình bày tham luận
 

GS. TS Ruby Hechanova - Đại học Kalinga - Apayao, Philippines trình bày tham luận


Giấy chứng nhận tham gia Hội thảo của ThS Đặng Thế Anh - Giảng viên Khoa Xã hội

Tác giả bài viết: Đặng Thế Anh

Nguồn tin: Khoa Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_f235934403b4aeec85f082834ba4be4f.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)