Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Khoa Xã hội giao lưu với giảng viên, sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa lí của Khoa Tự nhiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Thứ tư - 21/01/2015 04:21
        Tối ngày 12/1/2015, Khoa Xã hội, Trường CĐSP Lạng Sơn (CĐSPLS) đã có buổi giao lưu với đoàn giảng viên, sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa lí thuộc Khoa Tự nhiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (ĐHTĐHN).
        Tại buổi giao lưu, đại diện hai đơn vị đã giới thiệu về sự hình thành và phát triển của hai khoa ở hai nhà trường từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay.

Đ/c Trương Minh Hằng Trưởng khoa Xã hội phát biểu
 
        Trong những năm học gần đây, Khoa Xã hội nói riêng, trường CĐSPLS nói chung đã không ngừng nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm sứ mạng của nhà trường. Trường CĐSPLS là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trình độ đại học, cao đẳng đảm bảo chất lượng thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển giáo dục - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực... Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng trường CĐSPLS trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành - một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có uy tín của khu vực miền núi phía Bắc và trên toàn quốc.
        Về quy mô đào tạo và bồi dưỡng, các chuyên ngành CĐ Sư phạm: 20; CĐ ngoài sư phạm: 06; CĐ liên thông:  04; Trung cấp: 06; Đại học vừa làm vừa học: 07 và Bồi dưỡng CBQL giáo dục: 03. Trong đó, Khoa Xã hội được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS các bộ môn Xã hội có trình độ CĐSP (Văn - Sử, Văn - Địa, Văn - Giáo dục công dân, Văn hóa du lịch). Giảng dạy các học phần khoa Xã hội và nhân văn có trong chương trình của các ngành các khoa khác. Phối hợp với các khoa khác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình độ giáo viên bậc mầm non, tiểu học (các bộ môn khoa học xã hội).
        Về quy mô học sinh, sinh viên, học viên, Tổng số HS,SV,HV năm học 2014 - 2015 của trường là: 3143, trong đó: CĐ chính quy: 1509; Trung cấp: 1211; Đại học vừa làm vừa học: 223 và Bồi dưỡng CBQL giáo dục: 200
     

Đ/c Tô Quỳnh Giang Phó trưởng Khoa Tự nhiên (ĐHTĐHN) phát biểu

        Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc UBND TP Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Trường được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Bộ Giáo dục Đào tạo đã kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31-12-2014. Hiện nay, Trường đang đào tạo 24 mã ngành, trong đó có 18 mã ngành sư phạm, 6 mã ngành ngoài sư phạm. Theo quy hoạch, các ngành nghề đào tạo của Trường ĐHTĐ được chia thành 2 giai đoạn với các nhóm ngành: Sư phạm và quản lý giáo dục; công nghệ và môi trường; văn hóa và du lịch… 
        Sau khi nghe giới thiệu về hai đơn vị, sinh viên trường CĐSPLS và ĐHTĐHN đã giao lưu văn hóa văn nghệ với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Thầy cô, mái trường, quê hương, đất nước... qua các ca khúc, tiểu phẩm, trò chơi hết sức ý nghĩa, thiết thực.
        Đồng thời, các giảng viên, sinh viên hai đơn vị đã trao đổi về phương pháp, những vấn đề thường gặp trong dạy - học sao cho đạt hiệu quả cao nhất, cũng như một số vấn đề chuyên sâu về chuyên ngành sư phạm Địa lí mà các sinh viên đang theo học tại các nhà trường. Nổi bật như:
        - Vấn đề địa lý tự nhiên - một phân ngành của địa lý chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyểnsinh quyểnkhí quyển và thạch quyển. Nó có ý định giúp người ta hiểu sự sắp xếp tự nhiên của Trái Đất, khí hậu và các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Từ đó, các ý kiến trao đổi đều thống nhất rằng hoạt động dạy - học thực địa là hình thức rất quan trọng và thiết thực đối với sinh viên.
        - Vấn đề địa lý nhân văn - một nhánh nghiên cứu về con người, chú trọng vào những hoạt động và quy luật mà không gian địa lý chi phối nhận thức, ý thức và hoạt động sáng tạo của con người. Địa lý nhân văn nghiên cứu cách thức con người liên hệ với không gian, môi trường vật lý và môi trường xã hội mà họ sống trong đó, ý nghĩa của không gian đối với đời sống cũng như những quy ước xã hội (ngầm) chi phối cộng đồng trong các mối liên hệ và giao tiếp trao đổi.
        - Vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học môn Địa lí ở bậc đào tạo chuyên nghiệp, cụ thể: chú trọng đẩy mạnh hoạt động ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, các phương tiện, phần mềm hiện đại, phù hợp với chuyên ngành...
        Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo cơ hội cho học sinh hai trường có điều kiện giao lưu văn hóa, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai đơn vị nhà trường.
        Một số hình ảnh về hoạt động giao lưu:
        - Giảng viên, sinh viên hai đơn vị tham dự buổi giao lưu

  
 
  

        - Các tiết mục giao lưu văn hóa, văn nghệ
 

 
        Video đưa tin buổi giao lưu của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn (nguồn: langsontv.vn)
 
 
 

Tác giả bài viết: Đặng Thế Anh

Nguồn tin: Khoa Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_af9a115e8f4ed9e8e3ce6a75e5ebd283.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)