Chiều ngày 23/4/2015, Hội đồng khoa học cấp trường đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Dạy - học thơ trữ tình trung đại Việt Nam (TTTTĐVN) cho sinh viên sư phạm Ngữ văn (SV SPNV) ở trường CĐSP Lạng Sơn” do CN Nguyễn Ngọc Thanh làm chủ nhiệm đề tài. Đây vừa là một sản phẩm nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp dạy học, vừa là một tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập học phần Văn học trung đại Việt Nam 1,2 thuộc khoa Xã hội giảng dạy.
Hội đồng nghiệm thu gồm: TS. Phùng Quý Sơn (Chủ tịch Hội đồng); ThS. Hà Thị Thúy Hằng (P. Chủ tịch Hội đồng); ThS. Nguyễn Thị Thắng (Phản biện 1); CN. Nguyễn Trọng Khang (Phản biện 2) và ThS. Hoàng Thu Thủy (Thư kí).
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và thư mục tham khảo, nội dung đề tài gồm 03 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Thực trạng dạy - học TTTTĐVN cho SV SPNV ở trường CĐSPLS
- Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học cho SV SPNV ở trường CĐSPLS trong dạy - học TTTTĐVN và thể nghiệm sư phạm
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và tình hình dạy - học TTTTĐVN cho SV SPNV ở trường CĐSPLS. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, đề tài xây dựng một số giải pháp và thể nghiệm sư phạm cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học TTTTĐVN trong quá trình đào tạo và vận dụng sau này. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá đề tài đạt loại Tốt.
Với đề tài này, nhóm tác giả đã giải quyết được tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn trong công tác giảng dạy và học tập bộ môn Văn học trung đại 1,2 nói chung, bộ phận Thơ trữ tình trung đại nói riêng.
Giảng viên tổ Văn - Khoa Xã hội cũng đã có một dịp trao đổi chuyên môn sâu và chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể trong hoạt động dạy học TTTTĐVN. Tất cả đều đi đến thống nhất:
- Về phía giảng viên: Khi dạy học phần VHTĐVN 1,2 nên vừa dạy vừa “ôn cố tri tân”, vừa dạy vừa giải thích cho sinh viên dễ hiểu và khởi thấy xa lạ với các nhà thơ, nhà văn cổ điển cũng như các tư tưởng của các học giả tiền bối.
Để dạy tốt học phần này, giảng viên cũng cần tự trau dồi vốn chữ Hán, chữ Nôm cho bản thân. Cần thực hiện yêu cầu tích hợp kiến thức, có tích hợp ngang, có tích hợp dọc và nên tích hợp ngay trong từng bài giảng để giả thiểu hết sức các bài học riêng biệt mang tính lí luận khô khan, trừu tượng. Có như vậy, chất lượng phân tích văn bản mới đảm bảo tính chính xác và hiệu quả thẩm mĩ.
- Về phía sinh viên: Khối lượng kiến thức trong giáo trình đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Việc sắp kiến thức xếp tương đối hệ thống, liên tục, cân đối và có độ phủ rộng. Từng bài học có hướng tới việc tiếp nhận sáng tạo và phát huy vai trò chủ động, tích cực của sinh viên. Do vậy, đòi hỏi mỗi sinh viên phải nỗ lực, tự giác cao độ.
Muốn chủ động và tích cực trong học tập, sinh viên phải tự học, tự đọc sách, đọc giáo trình, biết cách xây dựng hệ thống câu hỏi, nội dung còn băn khoăn, biết hoài nghi về phương pháp tiếp cận vấn đề.
Gắn với đặc thù chuyên ngành đào tạo SPNV, sinh viên phải tự bồi dưỡng chất văn, bồi dưỡng hứng thú, thị hiếu văn chương cho bản thân để tạo nên môi trường, chất xúc tác thúc đẩy quá trình tự học, tự tích lũy.
Một số hình ảnh về buổi nghiệm thu:
TS. Phùng Quý Sơn - Chủ tịch Hội đồng điều hành buổi nghiệm thu Các thành viên Hội đồng nghiệm thu Sự tham gia của các giảng viên khoa Xã hội CN Nguyễn Ngọc Thanh - Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu