Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Xây dựng sơ đồ “Bộ máy chính quyền địa phương” trong giảng dạy các môn học tại tổ Lý luận Chính trị

Thứ năm - 05/05/2016 04:52
Cập nhật nội dung Hiến pháp và những quy định mới của pháp luật trong giảng dạy pháp luật nói riêng và các môn Lý luận chính trị nói chung là một yêu cầu tất yếu và thường xuyên. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn học tại tổ Lý luận chính trị, tôi nghiên cứu và xây dựng sơ đồ “Bộ máy chính quyền địa phương” làm tài liệu giảng dạy, đồng thời trao đổi với đồng nghiệp về kết quả nghiên cứu.
1. Những căn cứ để xây dựng sơ đồ
1.1. Hiến pháp 2013
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013; có hiệu lực từ 01/01/2014; đổi tên Chương IX: "Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)" thành "Chính quyền địa phương" gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116.
Chương này có một số điểm mới như sau:
          - Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên Chương IX này thành “Chính quyền địa phương”, để: Một mặt, không đồng nhất chính quyền địa phương với hai cơ quan của chính quyền địa phương là HĐND và UBND; Mặt khác, tên chương "Chính quyền địa phương" mới phù hợp với những nội dung quy định quan trọng khác của chương này.
          - Hiến pháp năm 2013 đã dự liệu: "đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập" hoặc "đơn vị hành chính tương đương" với quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương để "mở đường" cho Luật Tổ chức chính quyền địa phương có thể quy định thành lập các đơn vị hành chính mới. Đặc biệt, khoản 2 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”.
          - Điều 111, quy định khái quát theo hướng Việc tổ chức HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết về việc "Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường".
1.2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Ngày 19 tháng 06 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII  thông qua Luật Số: 77/2015/QH13  Luật Tổ chức chính quyền địa phương  bao gồm 08 chương và 143 điều. Trong đó, Điều 141. Hiệu lực thi hành quy định: “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 142 của Luật này”.
Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 là luật cụ thể hóa các quy định của Chương IX "Chính quyền địa phương" của Hiến pháp năm 2013 và thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11. Trong Luật có các quy định:
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.
Điều 2. Đơn vị hành chính
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Chương II: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NÔNG THÔN
Điều 16. Chính quyền địa phương ở tỉnh
Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 23. Chính quyền địa phương ở huyện
Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 30. Chính quyền địa phương ở xã
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
Chương III: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ
Điều 37. Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận
Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân quận và Ủy ban nhân dân quận.
Điều 51. Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường
Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.
Điều 65. Chính quyền địa phương ở thị trấn
Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn.
Chương IV: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở HẢI ĐẢO
Điều 72. Chính quyền địa phương ở hải đảo
1. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, các đảo, quần đảo có thể được tổ chức thành các đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Luật này.
Việc tổ chức đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại địa bàn hải đảo thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này.
Chương V: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Điều 74. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
2. Chính quyền địa phương được thành lập theo đặc thù vùng
          Theo các quy định trên, có thể hiểu: Chính quyền địa phương được thành lập theo đặc thù vùng có: nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Trong đó:
- Vùng nông thôn có chính quyền địa phương gồm: cấp tỉnh; cấp huyện,thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh; cấp xã: xã thuộc huyện, phường, thị trấn, thuộc thành phố, thị xã
- Vùng đô thị có chính quyền địa phương gồm: cấp tỉnh có thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện có thành phố, thị xã trực thuộc thành phố; cấp phường, thị trấn thuộc thành phố, thị xã
- Đơn vị hành chính đặc biệt: Theo quy định Điều 74 thì chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó. Vì vậy, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có thể được tổ chức theo vùng nông thôn hoặc thành thị
- Vùng hải đảo:
+ Theo quy định của Điều 72, chính quyền địa phương vùng hải đảo có thể tổ chức theo quy định tại Điểm 2,3 Điều 2. Theo đó, chính quyền địa phương gồm cấp huyện: Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, cấp xã có: xã thuộc huyện, phường, thị trấn, thuộc thành phố, thị xã
+ Cũng theo quy định của Điều 72, Việc tổ chức đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại địa bàn hải đảo thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này. Như vậy, chính quyền địa phương vùng hải đảo cũng có thể được tổ chức theo đơn vị hành chính đặc biệt như trên (theo vùng nông thôn hoặc đô thị)
3. Một số điểm cần lưu ý
So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 có một số điểm mới:
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp từ tỉnh, huyện, xã được gọi chung là chính quyền địa phương
- Có quy định riêng cho chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị
- Có quy định bổ sung về chính quyền địa phương ở hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
 
4. Sơ đồ bộ máy chính quyền địa phương (Bảng kèm theo)
5. Hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng “Sơ đồ bộ máy chính quyền địa phương”
           Sơ đồ có thể sử dụng trong dạy học phần hệ thống chính trị của các học phần Lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam) và học phần pháp luật, Pháp luật đại cương. Sơ đồ cũng có thể hỗ trợ cho mọi đối tượng muốn tìm hiểu về chính quyền địa phương.
 
 
Click vào hình để xem kích thước lớn
Kính thưa độc giả, “Sơ đồ bộ máy chính quyền địa phương” được xây dựng theo hướng cập nhật những quy định mới của pháp luật. Rất mong nhận được sự phản hồi từ quý vị độc giả để sơ đồ được hoàn chỉnh và được sử dụng hiệu quả hơn. Trân trọng!

Tác giả bài viết: Liễu Tuyết Mai

Nguồn tin: Tổ Lí luận Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/29-04-2024_9db243054cd04c50ba6ebfeac82a7e88.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)