Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu các môn cơ sở ngành trong đào tạo sinh viên ngành Kế toán tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Thứ sáu - 29/11/2019 04:29
          Đối với đào tạo sinh viên bậc cao đẳng, trong đó sinh viên ngành kế toán, tự học, tự nghiên cứu giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt, đối với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vấn đề tự học ngoài giờ lên lớp của HSSV có thể xem là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình đào tạo. Tự học là một mắt xích, yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, sự thành công của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chất lượng, hiệu quả quản lí  hoạt động tự học của sinh viên là động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ, làm cho quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ chỉ đi vào đúng bản chất của nó: biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của người học.
Những biểu hiện của năng lực tự học
Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng mình.
Năng lực tự học là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự học sau một quá trình học tập. Những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài gồm 2 nhóm để xác định nhóm yếu tố nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập.
Nhóm đặc biệt bên ngoài: Là phương pháp học, chứa đựng các kỹ năng học tập cần phải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình học, do đó phương pháp dạy của giáo viên sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp học của học trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học.
Nhóm đặc điểm bên trong: Được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu tố tâm lý. Chính vì điều đó mà giáo viên nên tạo môi trường để học sinh được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học.
Người tự học là người có động cơ học tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kỹ năng hoạt động phù hợp. Thông qua mô hình trên tác giả đã phân tích ra có ba yếu tố cơ bản của người tự học, đó là thái độ, tính cách và kỹ năng. Có thể nhận thấy, sự phân định đó để nhằm xác định rõ ràng những biểu hiện tư duy của bản thân và khả năng hoạt động trong thực tế chứ không đơn thuần chỉ đề cập đến khía cạnh tâm lí của người học.
Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất vốn có của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa, xã hội. Năng lực tự học là khả năng bẩm sinh nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển. Tự học và năng lực tự học của HSSV là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời.
          Trong chương trình đào tạo, tổ bộ môn Kinh tế - Tài chính được phân công giảng dạy nhiều học phần cơ sở ngành kế toán như: Marketing, Kinh tế học, Nguyên lý thống kê, Tài chính - Tiền tệ, Thuế, Nguyên lý kế toán... Các học phần này là học phần tiên quyết cho người học các môn chuyên ngành, đồng thời nhằm đáp ứng một số chuẩn đầu ra đào tạo như giúp người học có kiến thức cơ bản về thị trường, kinh tế, tài chính, tiền tệ, thống kê, thuế; hiểu biết cơ bản về một số ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại; Các kiến thức cơ bản về hoạt động kinh tế, marketing, kế hoạch tài chính, hạch toán kinh tế... của doanh nghiệp. Theo chương trình khung của chuyên ngành kế toán hệ trung cấp và cao đẳng, các học phần cơ sở ngành có khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ, với thời lượng từ 30 đến 60 tiết. Nội dung các học phần tương đối dài, thời gian học trên lớp không nhiều, đòi hỏi sinh viên cần có thời gian tự học để tìm hiểu kỹ các nội dung kiến thức lý thuyết và  vận dụng lý thuyết vào thực tế. Bên cạnh đó, hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay cũng đòi hỏi sinh viên chủ động trong việc học, đòi hỏi tính chủ động cao hơn so với hình thức niên chế. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã hướng dẫn học sinh, sinh viên lựa chọn phương pháp tự học phù hợp với mỗi học phần.
* Kết quả khảo sát: Để đánh giá thực trạng về nhu cầu, động cơ, hứng thú tự học của học sinh sinh viên, giảng viên đã tiến hành cuộc điều tra sử dụng các câu hỏi mở thông qua phiếu điều tra. Với đối tượng điều tra là 30 học sinh, sinh viên ngành Kế toán, kết quả thu được cho thấy: Phần lớn học sinh đã thấy được tầm quan trọng của việc tự học trong đào tạo tín chỉ, (28/30 học sinh - sinh viên chọn rất quan trọng, chiếm 93,33%). Số học sinh, sinh viên học trước khi thi còn khá nhiều (22/30 sinh viên, chiếm 73,33%). Điều này cho thấy người học chưa chú trọng đến việc tích lũy dần kiến thức mà học dồn đặc biệt là vào giai đoạn thi cử. Chính vì lý do đó mà các kiến thức khi thi xong cũng từ từ bị mai một dần. Thời gian dành cho việc tự học của sinh viên còn khá khiêm tốn với từ 1 đến 3giờ /ngày (18/30 HSSV, chiếm 60%). Bên cạnh đó có khá nhiều HSSV cho rằng động cơ tự học của mình là muốn tiếp thu kiến thức để phục vụ cho công việc sau này chứ không phải tự học nhằm mục đích đạt kết quả cao trong các kỳ thi đây chính là điều đáng mừng trong nhận thức của HSSV (có 25/30 sinh viên, chiếm 83,33%).
Để việc tự học đạt kết quả, thì việc lập kế hoạch học tập gắn với kĩ năng tự học cho bản thân là rất cần thiết, đây là điều mà hầu hết HSSV đều nhận thấy được. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động thực tế vẫn còn có những khoảng cách. Đa số các bạn học sinh - sinh viên chưa xây dựng được kế hoạch học tập gắn với kĩ năng tự học của bản thân, do đó chất lượng của việc tự học là chưa cao (có 8/30 sinh viên, chiếm 26,67% là đã xây dựng kế hoạch học tập gắn liền với kĩ năng tự học).
Đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu các môn cơ sở ngành trong đào tạo sinh viên ngành kế toán
          Giải pháp chung: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên, học sinh sinh viên về kĩ năng tự học trong đào tạo tín chỉ; Cải tiến, đổi mới hoạt động dạy học; Động viên, khuyến khích tính tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên, biến hoạt động này thành kĩ năng. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh sinh viên trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự học; Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng kĩ năng tự học của học sinh sinh viên trong đào tạo tín chỉ.
          - Giải pháp cụ thể: Tổ chức nhiều hoạt động tự học, hướng dẫn cho người học những kỹ năng cơ bản, phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu.
          + Tổ chức nhiều hoạt động tự học, bao gồm nội dung, hình thức gắn liền với yêu cầu đối với người học, kết quả cần đạt được sau quá trình tự học các nội dung môn học. Các nhiệm vụ giảng viên yêu cầu, hướng dẫn người học đòi hỏi sinh viên phải tự giác, tích cực, chủ động, năng động sáng tạo thông qua các hình thức tự học để có thể lĩnh hội được hệ thống những tri thức khoa học qua đó rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, kết hợp với áp dụng phương thức đánh giá quá trình tự học của người học một cách phù hợp với đặc điểm, tính chất môn học.
          + Hướng dẫn kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn học tập (thông tin, tư liệu, dữ liệu, tài liệu tham khảo, các dạng học liệu khác): Hướng dẫn người học cách nghiên cứu các nội dung có liên quan đến nhau qua sơ đồ tư duy, cách phân tích các sơ đồ bảng biểu trong học phần Nguyên lý thống kê và Kinh tế vi mô; Hướng dẫn học sinh, sinh viên lấy hình ảnh minh họa cho bài báo cáo, thuyết trình trong môn Marketing về nội dung nghiên cứu thị trường. Hướng dẫn kĩ năng truy cập và khai thác thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng và hệ thống thư tín điện tử: giới thiệu cho HSSV các địa chỉ website đáng tin cậy, là nguồn tư liệu học tập cần thiết phù hợp với đặc trưng môn học.
          + Kĩ năng trình bày ngôn ngữ giao tiếp bằng văn bản, lời nói với giáo viên, lớp và trường về những vấn đề học tập: Kĩ năng phát biểu ý kiến trước nhiều người (nhóm học tập, lớp), trong đó yêu cầu cơ bản nhất là khả năng chuẩn bị nội dung và hình thức ngôn bản phản ánh tốt nhất (rõ ý, biểu cảm, ngắn gọn) và khả năng diễn xuất bằng lời nói kết hợp với hành vi bổ trợ như quan sát, lưu ý người nghe... Đối với các nội dung giảng viên giao cho HSSV tự học đều có báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu, giảng viên sẽ mời HSSV lên trình bày kết quả và giải thích các bài tập trong học phần Nguyên lý thống kê hay Kinh tế vi mô, hay các nội dung về chính sách marketing trong học phần Marketing. Qua đó giảng viên đánh giá được sự chuẩn bị về nội dung và khả năng trình bày, giải thích của HSSV, rèn cho các em sự tự tin, khả năng phát biểu trước nhiều người.
          + Kĩ năng đối thoại, thương lượng và giải quyết những bất đồng, xung đột về quan điểm và hành vi học tập: Trong một số nội dung tự học của một số học phần như: Tìm hiểu cung, cầu về thị trường hàng hóa, dịch vụ hay điều tra về số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn... giảng viên có thể giao nhiệm vụ cho HSSV theo nhóm để nghiên cứu,  trong quá trình nghiên cứu, trao đổi ý kiến có thể xảy ra những ý kiến trái chiều, chủ quan của các cá nhân. Vì vậy đòi hỏi các cá nhân khả năng đối thoại, hoàn cảnh xảy ra bất đồng hay xung đột, không làm chúng gay gắt hơn mà dịu bớt đi trong khi biểu thị ý kiến, thái độ và hành động của mình, cũng như trong khi tiếp nhận hay phản đối ý kiến, thái độ và hành động của phía kia một cách chuẩn mực, hợp lý.
          +  Kĩ năng chuẩn bị và tổ chức các phương tiện, dụng cụ học tập, trong đó yêu cầu cơ bản nhất là tự giác và biết cách kiểm tra sự đầy đủ và thích hợp của sách, dụng cụ đo và tính toán, tài liệu học tập, các phương tiện khác của mình trước khi bắt tay vào nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra để phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học, cần rèn luyện cho các em các kỹ năng như: kĩ năng quản lí thời gian và nghỉ ngơi trong học tập; kĩ năng lập kế hoạch ôn tập, luyện tập cá nhân; kĩ năng lập kế hoạch học độc lập (tự học) và nâng cao; kĩ năng xem xét các kết quả kiểm tra và phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm, thiếu sót; kĩ năng đánh giá thường xuyên hành vi học tập cá nhân.
 
***
 
Năng lực tự học của người học là nhân tố quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Trong đào tạo theo phương pháp tín chỉ, kĩ năng tự học lại càng quan trọng hơn, là con đường đúng đắn để người học hoàn thiện bản thân trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng nghề nghiệp. Kĩ năng tự học phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan, do đó cần điều chỉnh và áp dụng  nó một cách phù hợp nhằm đạt kết quả cao.
Để phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên cũng đòi hỏi giảng viên bộ môn đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm tới người học nhiều hơn, giúp người học hình thành được kĩ năng tự học ở mọi lúc, mọi nơi. Thay đổi phương pháp học truyền thống, áp dụng học đi đôi với hành, hình thành nhiều hơn nữa cơ sở thực hành, thực tế để sinh viên rèn luyện kĩ năng tự học và các kĩ năng cần thiết khác trong đào tạo ngành Kế toán tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
 

Tác giả bài viết: Hà Thị Ngọc Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_e49fc2ee722b4cba9c8f8c58a7b923ff.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)