Ngày 29/1/2015, với tinh thần làm việc tích cực, khoa học nghiêm túc, cởi mở, Hội nghị khoa học (HNKH) Ngữ văn 2014 do Viện Văn học tổ chức và chủ trì đã diễn ra và thành công tốt đẹp.
HTKH Ngữ văn 2014 do Viện Văn học tổ chức với chủ đề:
Nghiên cứu văn học từ hướng tiếp cận văn hóa là một hoạt động khoa học thường niên của Viện, tạo diễn đàn cho các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ trong và ngoài Viện có điều kiện công bố những kết quả NCKH mới nhất trong năm.
HNKH đã nhận được tổng số 67 tham luận từ nhiều nhà khoa học trong và ngoài Viện Văn học, từ trong Nam ra ngoài Bắc: Trường ĐHKHXH&NV, ĐHSP và ĐH Văn Lang TP. Hồ Chí Minh, ĐH Cửu Long Vĩnh Long, ĐH Đồng Tháp, Sở Giáo dục và đào tạo Trà Vinh, ĐH Đà Nẵng, ĐHSP và ĐH Khoa học Huế, ĐH Vinh, ĐHSP và ĐHKHXH&NV Hà Nội, ĐHSP II Hà Nội, ĐH Lao động xã hội Hà Nội, ĐHSP và ĐHKH Thái Nguyên, Trường CĐSP Lạng Sơn, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Viện Văn học và các nhà nghiên cứu thuộc các đơn vị khoa học khác.
67 bài tham luận gồm các chuyên ngành: Lý luận văn học: 07 bài; VH nước ngoài: 14 bài; VH dân gian: 06 bài; VHVN cổ trung đại: 09 bài; VHVN cận hiện đại: 05 bài; VHVN đương đại: 17 bài và VH các dân tộc thiểu số: 09 bài. Đây đều là những bài viết có chất lượng khoa học, đem lại những thông tin khoa học có giá trị có tính chất phương pháp luận, nhiều bài có cách nhìn nhận mới mẻ hoặc áp dụng những lý thuyết khoa học mới vào việc định giá thực tiễn lịch sử văn học Việt Nam và thế giới.
Tác giả Đặng Thế Anh - GV Khoa Xã hội góp mặt với bài tham luận
“Dấu ấn văn hóa tộc người trong truyện cổ tích (Trường hợp truyện cổ tích Chăm) thuộc chuyên ngành Văn học dân gian. Bài viết đã tập trung chỉ ra những dấu vết văn hóa Chăm theo 03 luận điểm chính:
-
TCT Chăm lưu giữ dấu ấn về chế độ Mẫu hệ Chăm-
TCT Chăm gợi về một thiết chế xã hội trong lịch sử vương quốc Chăm-
TCT Chăm như tấm gương phản ánh những giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần truyền thống của dân tộc Chăm Và, kết luận rằng:
Việc nghiên cứu những ý nghĩa và giá trị của văn hóa dân tộc Chăm trong TCT Chăm đã gợi lại nhiều đặc điểm hiện thực độc đáo của dân tộc Chăm. Đó là những đặc điểm về lịch sử, văn hóa, xã hội Chăm; là những đặc điểm tư tưởng, tình cảm, tính cách con người Chăm... Dù vậy, việc đặt nó trong tính hoàn chỉnh và trọn vẹn không phải là một điều đơn giản. Trong chừng mực có thể, bài viết đã cố gắng đưa về ba ý nghĩa và giá trị như trình bày ở trên. Những kết quả trên cũng xem như một sự thể nghiệm trực tiếp của chúng tôi về một vấn đề và nhận diện đó là những hướng còn có thể đi tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu TCT Chăm - tiếp cận văn học từ văn hóa.
HTKH Ngữ văn 2014 Hội thảo là nơi hội tụ của nhiều thế hệ các nhà khoa học trong cả nước, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu khoa học lớp bậc thầy, lớp đàn anh, nhưng đa số là các nhà khoa học trẻ. Họ đã, đang có mặt trên mọi miền đất nước và từng bước tiếp cận với những vấn đề lý thuyết của nghiên cứu văn học trên thế giới.