Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Một số phương pháp dạy và học chữ Hán hiệu quả

Thứ tư - 08/11/2017 02:49
            Sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc được học chữ Hán ngay từ khi mới bắt đầu vào học tập tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Bộ môn tiếng Trung Quốc là một bộ môn mới, các em chưa được học ở trường phổ thông, hoặc nếu học thì chỉ học ở một số cơ sở không chính qui trước khi vào trường. Người giảng viên khi bắt đầu giảng dạy chữ Hán, ngoài việc tuân theo những lý luận cơ bản của giáo học pháp, còn phải căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt của chữ Hán để truyền dạy theo đặc thù bộ môn. Nếu chỉ dạy viết chữ Hán theo phương pháp truyền thống, giải thích nghĩa từ, viết lên bảng, rồi sinh viên chép lại vào vở thôi thì chưa đủ. Dưới đây là một số phương pháp dạy và học tiếng Hán hiệu quả của Trường Cao đẳng Sư Phạm Lạng Sơn.
I. Phương pháp giảng dạy viết chữ Hán trên lớp.
1. Sử dụng máy chiếu vật thể để dạy viết từ mới
            Trước giờ lên lớp, ngoài những tài liệu cần thiết khi lên lớp, giảng viên chuẩn bị thêm phương tiện dạy học: máy chiếu, phông chiếu, loa, đài… Khi dạy từ mới, sinh viên có thể nhìn thấy trên phông chiếu giống như trang vở của mình, có ô li chữ, mô phỏng viết theo từng nét của giảng viên hướng dẫn, tự căn chỉnh vị trí từng nét chữ, từng bộ chữ để sao cho giống mẫu chữ cô giáo viết, đúng như kích cỡ ô li trên phông chiếu. Điều này làm cho tất cả sinh viên ở các vị trí lớp rất dễ nhìn.
            So sánh với phương pháp dạy viết chữ truyền thống thì phương pháp này có ưu điểm hơn hẳn việc giảng viên dùng phấn viết lên bảng, vì trên bảng không có ô li giống như trong vở, sinh viên viết chữ thường to quá, nhỏ quá  hoặc nghiêng lệch chữ, bố trí các bộ trong chữ không cân đối, khó nhìn rõ theo tay cô viết.
            Dùng máy chiếu vật thể còn có thể sửa chữ cho sinh viên, sinh viên được thưởng thức sản phẩm của mình, nhìn thấy rõ nét điểm được và chưa được so với mẫu chữ, tự có ý thức điều chỉnh. Điều này làm tôn vinh cái “Tôi” người học, giúp họ tự tin, chủ động học tập, giảm bớt được nỗi lo: chữ Hán khó viết.
 
2. Phương pháp đưa sự hấp dẫn của bản thân mỗi chữ Hán khi dạy viết chữ.
            Bản thân chữ Hán thường có sự kết hợp nổi bật của 3 mặt: Hình – Âm – Nghĩa. Tuy nhiên không phải chữ Hán nào cũng hội tụ đủ cả 3 yếu tố để giáo viên giảng giải, tuy nhiên chỉ cần 1 yếu tố phát triển về kiến thức liên quan, cũng giúp sinh viên khắc sâu từ mới  hơn rất nhiều, đồng thời giải thích 1 cách chính xác về tính chất và đặc điểm hình chữ, từ đó làm nền tảng tiến thêm một bước tìm hiểu về văn hoá, tư duy ngôn ngữ của người Hán.
2.1. Sử dụng đặc điểm biểu thị ý nghĩa của từng bộ chữ trong chữ Hán.
            Ví dụ: Giảng dạy chữ Lộ: đường đi ( Từ mới bài 23, giáo trình Hán ngữ cơ sở tập 1, quyển Hạ). Sự hấp dẫn của chữ này nằm ở đâu? Để sinh viên tự mình chắc chắn khó có thể tìm ra được lời giải. Chính giảng viên là người nắm được kiến thức này, truyền lại cho người học một cách nhanh nhất. Chữ Lộ gồm 3 bộ tạo thành chữ: khẩu口, chỉ止, truy タ. Bộ khẩu biểu thị khu đất, địa điểm, bộ chỉ tượng trưng cho bàn chân, bộ truy chỉ sự quay lại nhiều lần, thường xuyên. Phân tích chữ: bên trái là bước chân đi từ một khu đất, điểm cuối cùng bên phải là điểm đến 1 khu đất khác, giữa hai địa điểm, thường xuyên đi đi lại lại, thế là thành đường đi. Viết xong xin hãy ngắm nhìn chữ mà bạn vừa viết, con đường do bạn vẽ như thế nào nhỉ? Sinh viên chắc chắn sẽ tham gia bình phẩm, và cứ thế tạo cho sinh viên sự tò mò muốn khám phá các chữ tiếp theo.
 
2.2. Sử dụng các chiết tự, câu chuyện dân gian để dạy viết và nhớ chữ Hán.
            Chiết tự - là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt.
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
            Chiết tự trong việc giảng dạy chữ Hán còn nhằm giúp sinh viên rèn đức tính cẩn thận, khi viết chữ hán không được thò, thụt, thiếu hay thừa nét.
            Ví dụ 1: Chữ Đức: gồm 5 bộ chữ tạo thành, được thể hiện bằng câu vè:
                       Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới , nhất đè chữ Tâm
            Ví dụ 2: giảng viên có thể đưa ra câu đố đoán chữ cho sinh viên:
Trăng xưa dọi tỏ lòng người
Treo gương nhật nguyệt cho đời soi chung
            Tiếp cận một cách sơ lược cứ tưởng đây là một bài ca dao đề cập đến tình yêu nam nữ nhưng khi dùng phép chiết tự chữ Hán, ta sẽ giúp sinh viên khám phá ra những điều lí thú về nghệ thuật chơi chữ của tác giả dân gian: Trăng xưa dịch từ chữ Cổ nguyệt   cổ   (cổ xưa) và nguyệt (mặt trăng) ghép lại thành chữ Hồ ; lòng người là thầm nói đến chữ (người học trò) và tâm (trái tim), ghép hai chữ này lại ta có chữ Chí ; còn chữ nhật (mặt trời) và chữ nguyệt ghép lại thành chữ Minh .
Vậy ba chữ chiết tự từ câu ca dao ra là  Hồ Chí Minh 胡志明.
 
3. Giảng dạy chữ Hán cần kết hợp với ngữ tố.
            Mục đính của phương pháp này là muốn sinh viên biết được, chữ này có thế xuất hiện trong những từ ngữ thường dùng nào, sử dụng trong hoàn cảnh nào, làm được điều này nữa thì nhiệm vụ dạy chữ mới được coi như hoàn thành.
            So sánh với phương pháp giảng dạy mà giảng viên chỉ viết chữ mẫu lên bảng, giới thiệu nghĩa, dẫn đọc, nghe băng thì chưa thể tạo ấn tượng về từ mới vừa học, việc viết và nhớ từ như vậy, thứ nhất, sẽ dẫn đến hiện tượng quên chữ nhanh, đặc biệt khi cho sinh viên chép chính tả. Thứ hai, không linh hoạt vận dụng được nó trong nhiều tình huống xảy ra.
            Ví dụ: Khi dạy chữ Trà: chè;  âm đọc: chá
            Sau khi dạy xong phần tượng hình: do các bộ Thảo 艹 (bút non),  Nhân人(Người), Mộc木(cây chè) : Muốn làm ra được chè ngon thì người phải trèo lên ngọn cây hái những bút non nhất để chế biến.
            Tiếp theo giảng viên căn cứ vào trình độ học chữ Hán của sinh viên, đưa từ vào ngữ cảnh: 1 chén trà:一杯茶;uống chè 喝茶,thưởng thức chè品茶,Chè Hồng红茶,Quán chè茶馆,chè ngon 好茶,pha chè泡茶….. để sinh viên có thể lựa chọn trong kho chữ liên quan để sử dụng lại.
 
4. Kết hợp đồng thời, hài hoà các phương pháp nhằm bồi dưỡng năng lực cho sinh viên
4.1. Bồi dưỡng năng lực quan sát cho sinh viên khi học viết  chữ Hán.
4.2. Bồi dưỡng năng lực phân tích các bộ trong chữ
            Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học chữ Hán khác nhau, như dùng thẻ học chữ Hán, video tham khảo, phần mền viết chữ Hán…
 
II. Phương pháp học chữ Hán của sinh viên.
            Khi mới bắt đầu học chữ Hán, để củng cố bài học trên lớp, lĩnh hội đầy đủ kiến thức đã học, đồng thời làm nền tảng để nâng cao trình độ, ngoài giờ học trên lớp ra, sinh viên cần phải có phương pháp và kế hoạch tự học ở nhà. Dưới đây là một số phương pháp tự học chữ Hán hiệu quả của sinh viên tại Trường.
                        1. Đối với mỗi từ mới đã học, cần phải viết đi viết lại nhiều lần, thuộc và phân tích được bộ chữ và ý nghĩa của nó trong chữ, sau đó dùng chữ đó đặt ít nhất 3 câu theo dạng: khảng định, phủ định, câu hỏi.
                        2. Khi mới học nên sao chép lại bài khoá phần phiên âm, chữ Hán và đối dịch ra tiếng Việt.
                        3. Nghe băng, đĩa bài khoá, tự chép chính tả theo băng, đĩa.
                        4.  Căn cứ nội dung bài khoá viết lại thành một bài văn suôi, hoặc viết đề cương theo chủ đề bài học.
                        5. Dựa theo chủ đề bài học, mô phỏng viết một bài văn về người thật, việc thật xung quanh em.
                        6. Viết nhật ký hàng ngày bằng tiếng Trung.
                        7. Viết thư.
                        8. Tự hệ thống lại ngữ pháp đã học, phân tích các ví dụ ngữ pháp vào một quyển sổ riêng.
                        9. Thường xuyên nghiên cứu, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học: đọc sách, lên mạng tiếng Trung.
            Theo chúng tôi, mỗi người học đều có phương pháp ôn luyện bài của riêng mình, nhưng do đặc thù của chữ Hán thì ít nhất các em cũng vẫn phải đảm bảo ôn luyện được theo những phương pháp cơ bản nêu trên thì mới có thể sử dụng được chữ Hán.
Trên đây, chỉ là một số phương pháp mà chúng tôi đã, đang và tiếp tục áp dụng  vào việc giảng dạy cho các em sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn. So sánh với phương pháp giảng dạy trước đây, qua việc trình bày và phân tích như phần trên, nó có tính ưu việt hơn hẳn. Qua sự phản hồi, kết quả học tập của sinh viên các khoá học, sự yêu thích tiếng Hán được thể hiện ra rõ rệt, kết quả học tập của khoá sau thường cao hơn khoá trước, sinh viên giỏi tăng lên. Chúng tôi mong muốn với phương pháp dạy học đào sâu kiến thức, hấp dẫn thu hút người học yêu thích tiếng Trung Quốc, số lượng sinh viên sẽ ngày càng nhiều thêm, chất lượng đào tạo ngày càng được đảm bảo và đạt chuẩn, hoàn thành được mục tiêu đào tạo, giáo dục của nhà trường trong giai đoạn đất nước hội nhập hiện nay.

Tác giả bài viết: Hoàng Quỳnh Mai

Nguồn tin: Khoa Ngoại Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/29-04-2024_20261841aeb8df97f96545e92a7b9971.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)