Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sinh hoạt chuyên đề: Sử dụng tài liệu thực trong kiểm tra và đánh giá môn Đọc Hiểu tiếng Anh

Thứ năm - 17/05/2018 20:27
         Với mục đích giới thiệu và trao đổi với giáo viên tiếng Anh trong Khoa Ngoại Ngữ về việc áp dụng Khung tham chiếu Châu Âu trong dạy Kỹ năng Đọc hiểu và các cách khai thác các nguồn tài liệu sát thực từ sách báo, tạp chí in và điện tử để thiết kế bài kiểm tra Đọc Hiểu trình độ A2 để đánh giá sự tiến bộ và khả năng của người học, ngày 8/5/2018 vừa qua tổ Tiếng Anh, khoa Ngoại Ngữ - trường CĐSP Lạng Sơn đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn và báo cáo kết quả Ứng dụng nghiên cứu khoa học trong năm học 2017-2018 với chủ đề: “Sử dụng tài liệu thực thiết kế bài kiểm tra Đọc hiểu dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh” cho giảng viên tiếng Anh của khoa Ngoại Ngữ.
         Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về việc thiết kế bài kiểm tra Đọc hiểu trên, tập trung giải thích các bước xây dựng bài kiểm tra Đọc hiểu, trình độ A2-B1 dành cho sinh viên cao đẳng trên cơ sở tham khảo khung tham chiếu Châu Âu. Phần lý thuyết được minh họa bằng các đề mẫu do cô giáo thiết kế nhằm mục đích củng cố cho giáo viên tham dự về kiến thức và kỹ năng về cách thức xây dựng các câu hỏi kiểm tra Đọc hiểu trình độ A2 và B1 dựa trên nguồn tài liệu thực, trong đó tập trung làm rõ các khái niệm khó như Khung Châu Âu với Kỹ Năng Đọc hiểu trình độ A2, B1, sự khác nhau giữa trình A1,A2 và B1, tài liệu thực, nội dung kiểm tra, phương tiện kiểm tra, cách thức kiểm tra và cách thức xếp loại trình độ người học dựa trên kết quả của bài kiểm tra.
         Các thày cô giáo tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn cũng đã tích cực tham gia thảo luận, trao đổi trực tiếp với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh về khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng khung tham chiếu Châu Âu và sử dụng nguồn tài liệu thực trong việc thiết kế bài kiểm tra Đọc hiểu tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn. Ngoài ra, các câu hỏi kiểm tra do nhóm giáo viên tiếng Anh trong khoa thiết kế cũng được thảo luận, trao đổi và đánh giá sự phù hợp của các câu hỏi với trình độ của sinh viên tiếng Anh trong khoa cũng như sự tương ứng với yêu cầu của khung tham chiếu Châu Âu với kỹ năng Đọc hiểu trình độ A2-B1.
1
Ảnh: Giảng viên tiếng Anh tham gia thảo luận trong buổi sinh hoạt chuyên đề và báo cáo kết quả Ứng dụng NCKH
 
         Sau phần Sinh hoạt chuyên đề, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh báo cáo phần kết quả ứng dụng của NCKH tại trường CĐSP trong năm học 2017-2018 theo kế hoạch công tác của nhà trường. Kết quả ứng dụng NCKH cụ thể như sau: 100% (8/8) giáo viên tiếng Anh hiện đang tham gia giảng dạy trong khoa đã hiểu và nắm vững các bước thiết kế bài kiểm tra đọc hiểu trình độ A2-B1 theo khung tham chiếu Châu Âu, bước đầu làm quen với việc đánh giá tài liệu thực và sử dụng tài liệu thực trong kiểm tra và đánh giá. 75% (6/8) giáo viên trong khoa đã thiết kế được các bài kiểm tra Đọc hiểu dành cho đối tượng sinh viên có trình độ A2-B1 dựa trên nguồn tài liệu thực đáp ứng yêu cầu của Khung tham chiếu Châu Âu. Tuy Ứng dụng NCKH này không áp dụng với đối tượng sinh viên trong năm học 2018-2019, trong tháng 3/2018, sinh viên tiếng Anh của lớp K20D và K21D đã tham gia làm thử một số đề kiểm tra đọc hiểu mà nhóm giáo viên tiếng Anh thiết kế để bước đầu tìm hiểu thái độ của sinh viên với việc học và kiểm tra kỹ năng Đọc hiểu được thiết kế dựa trên các nguồn tài liệu thực. Ngoài ra, 100 % (30/30) sinh viên tham gia làm thử các bài kiểm tra Đọc hiểu do giáo viên thiết kế đều bầy tỏ sự thích thú với các nguồn tài liệu thực mà giáo viên đã sử dụng trong thiết kế câu hỏi kiếm tra. 
         Với những kết quả tích cực của ứng dụng NCKH trong năm học 2017-2018, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh cũng đã đề xuất giáo viên tiếng Anh của khoa Ngoại ngữ tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng các nguồn tài liệu thực trong dạy học tiếng Anh nói chung và trong dạy học và kiểm tra- đánh giá kỹ năng Đọc hiểu tiếng Anh nói riêng trong năm học 2018-2019 sắp tới. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo khoa và lãnh đạo nhà trường trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên đa dạng hóa nguồn tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá, bao gồm cải thiện chất lượng đường truyền internet trong lớp học và thu viện, bổ sung sách, báo, tạp chí ngoại văn cho thư viện của khoa và của trường.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Nguồn tin: Khoa Ngoại Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_a205652e88d4b3600752ff9cb8d0eb8a.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)