Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Chi bộ với công tác chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

Thứ hai - 09/05/2016 23:44
Chi bộ khoa Ngoại ngữ - Mầm non - Bồi dưỡng được thành lập từ năm 2006, theo Quyết định của Đảng ủy Sở GD&ĐT Lạng Sơn, bao gồm ba đơn vị khoa Ngoại ngữ; Giáo dục mầm non; Bồi dưỡng cán bộ quản lý và Nghiệp vụ. Với tổng số 47 cán bộ, giảng viên, đảng viên, trong đó đảng viên chiếm tỷ lệ hơn 40%, trình độ thạc sỹ: 31,9%. Đặc điểm nổi bật của các đơn vị trong thời gian qua, giảng viên tham gia giảng dạy số tiết tương đối nhiều, quản lý số lượng hơn nghìn học sinh sinh viên trong mỗi năm học (khoa Giáo dục mầm non). Đội ngũ cán bộ, giảng viên thường có sự biến động do thuyên chuyển công tác, đi học, tuyển mới, nghỉ chế độ thai sản…(chẳng hạn, khoa Ngoại ngữ có 29 giảng viên nhưng chỉ có 20 giảng viên trực tiếp đứng lớp). Đa số giảng viên có tuổi đời còn trẻ (độ tuổi dưới 40 chiếm 76,6%); giảng viên công tác tại đơn vị từ 5 năm trở xuống chiếm 42,6%. Với số giảng viên có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ chiếm tỷ lệ lớn, bên cạnh sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo, thì kinh nghiệm trong công tác giảng dạy chưa nhiều. Sự biến động về đội ngũ đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý chuyên môn nói riêng và quản lý nhân sự nói chung ở đơn vị. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, chương trình giáo dục ở các cấp học từ Mầm non đến Trung học cơ sở có nhiều đổi mới (chương trình đổi mới ở bậc mầm non, chương trình dạy tiếng Anh cho học sinh phổ thông, Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, Khoa Bồi dưỡng CBQL&NV thực hiện khung chương trình bồi dưỡng mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo…), do vậy công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên là rất cần thiết. Để góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên cho các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chi bộ. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, với đặc điểm tình hình trên đây, được sự chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng bộ, Chi bộ đã đề ra những biện pháp trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, giảng viên như sau:
Một là, chỉ đạo các đơn vị trong việc phân công nhiệm vụ cho mỗi cán bộ, giảng viên một cách phù hợp, khoa học, đảm bảo chỉ tiêu, đáp ứng yêu cầu của đơn vị.
Hai là, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn bản, quy chế chuyên môn của các cấp, ngành và nhà trường đến toàn thể cán bộ, giảng viên ngay từ đầu năm học. Đó là cơ sở pháp lý cho giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, cũng như bồi dưỡng chuyên môn cho mỗi giảng viên.
Ba là, chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên môn, thực tế phổ thông cho giảng viên tham gia, gắn với đặc thù của từng đơn vị. Với các chủ đề như, “Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại trường CĐSP Lạng Sơn”; “Sinh viên mầm non với tổ chức Lễ hội cho trẻ thơ”; “Vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông”; “Vui học tiếng Hán”; “Xây dựng ma trận đề thi”…đã góp phần quan trọng để nâng cao nhận thức, cũng như bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho giảng viên.
Bốn là, tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ (dự đột xuất, thường xuyên, dự giờ thanh tra); chỉ đạo quản lý chặt chẽ kỷ cương nề nếp dạy học (thực hiện lịch bù giờ, đổi giờ; ra vào lớp…); kiểm tra việc thực hiện tiến độ, chương trình giảng dạy các khối lớp. Đổi mới phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra - đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy... Quan tâm chỉ đạo công tác dự giờ, rút kinh nghiệm, tổ chức hội thi giảng viên giỏi hàng năm để giảng viên được trao đổi, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ. 
Năm là, quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để giảng viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như theo học các khoá đào tạo chính quy (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ); tham gia tập huấn về công nghệ thông tin; về phương pháp dạy học, năng lực ngoại ngữ (khoa Ngoại ngữ); tập huấn về phương pháp giảng dạy hệ bồi dưỡng theo chương trình mới do Bộ GD&ĐT tổ chức (khoa Bồi dưỡng CBQL &NV); phát triển chương trình đào tạo (khoa Giáo dục mầm non)…
Sáu là, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua do Ngành và nhà trường tổ chức (tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giỏi các cấp…). Đây là cơ hội cho giảng viên được rèn luyện, nâng cao tay nghề, khẳng định bản thân, rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích.
Bảy là, chỉ đạo việc thực hiện công tác tham mưu để kịp thời khen thưởng, động viên những cá nhân tiêu biểu, những điển hình tiên tiến; cũng như phê bình giảng viên có khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Tám là, thường xuyên quan tâm chỉ đạo, động viên giảng viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chi bộ xác định đây là con đường thuận lợi nhất, hiệu quả nhất để nâng cao trình độ tay nghề và hoàn thiện nhân cách cho mỗi giảng viên. Việc tự học được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như qua dự giờ đồng nghiệp, trải nghiệm, trao đổi, hợp tác với người khác; qua tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình công tác…
Chín là, chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện và phát huy thế mạnh về sự năng động, nhiệt tình, được trang bị kiến thức hiện đại của đội ngũ giảng viên trẻ trong việc tham gia tổ chức các diễn đàn, ngoại khóa chuyên môn…
Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, sự đoàn kết nhất trí trong tập thể, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của người đảng viên, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mỗi thành viên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị đã được các cơ sở giáo dục khẳng định và đánh giá cao. Thành quả đó là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của tập thể giảng viên trong toàn trường nói chung cũng như giảng viên các đơn vị khoa của Chi bộ nói riêng. Nhìn chung đội ngũ giảng viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng. Khoa Ngoại ngữ, sau hai năm thực hiện Đề án quốc gia, trình độ năng lực ngoại ngữ của giảng viên tăng lên rõ rệt, mỗi giảng viên tham gia chương trình dự án đã tăng lên ít nhất 1 bậc (từ bậc 3 lên bậc 4; từ bậc 4 lên bậc 5). Phương pháp dạy học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin được nâng cao. Trường CĐSP Lạng Sơn là một trong số ít đơn vị được Ban quản lý đề án ngoại ngữ Quốc gia chọn làm đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ…). Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng giảng viên chưa nghiêm túc thực hiện kỷ luật lao động; một vài tiết giảng dạy xếp loại Trung bình...Để khắc phục hạn chế trên, Chi bộ cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo; chỉ đạo sâu sắc hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, Đảng viên. Mặt khác, mỗi Đảng viên, giảng viên cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, ý chí tự học để cùng với các đơn vị góp phần xây dựng trường CĐSP Lạng Sơn xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các bậc học của tỉnh nhà.
           Để phát huy vai trò lãnh đạo của Chi bộ trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, chúng tôi rút ra bài học như sau:
Một là, lấy nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ làm mục tiêu tổ chức hoạt động của Chi bộ. Chi bộ giữ vai trò định hướng cho hoạt động của chính quyền trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động chuyên môn của đơn vị qua các Nghị quyết được đề ra trong sinh hoạt định kỳ.
Hai là, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ của Ban chi uỷ, bởi họ là những đảng viên giữ cương vị lãnh đạo chính quyền, đoàn thể; luôn là tấm gương cho quần chúng noi theo.
Ba là, chỉ đạo tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên đề như, xây dựng ma trận đề thi; thực tế của giảng viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…
Bốn là, định hướng và tạo điều kiện cho chính quyền, đoàn thể, giảng viên phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của Đảng viên, quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.
Một số hình ảnh về hoạt động của Chi bộ:


Sinh hoạt chuyên đề


Chuyến đi thực tế của Đảng viên

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hợi

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/23-11-2024_33b12fb0c216c8a78450666531477740.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)