Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Bước đầu khảo sát việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm tên đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố), xã (phường, thị trấn) của tỉnh Lạng Sơn

Chủ nhật - 12/02/2017 21:20
          Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu ý nghĩa nguồn gốc và những biến đổi của địa danh. Ngoài ra địa danh học còn nghiên cứu cấu tạo của địa danh, cả phương thức địa danh. Vì địa danh có quan hệ tới nhiều lĩnh vực (sử học, địa lý học, địa lý lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử ngôn ngữ...) nên công việc nghiên cứu khá phức tạp. Bởi thế trong tình hình nghiên cứu hiện nay chúng ta chỉ có thể nghiên cứu những đặc điểm của địa danh trong khuôn khổ và giới hạn nhất định.
          Bài viết này sẽ bước đầu tìm hiểu việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong việc đặt tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã Lạng Sơn, từ việc thống kê, khảo sát và phân loại các từ ngữ được sử dụng trong việc đặt tên để thấy được đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa của các địa danh hành chính tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc.
          1. KHẢO SÁT TÊN GỌI CÁC ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (THÀNH PHỐ), XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN) CỦA TỈNH LẠNG SƠN
          1.1.  Vài nét sơ lược về Lạng Sơn
          Tỉnh Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam,có diện tích tự nhiên 8.323, 78 km2, dân số trung bình 73,2 vạn người, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 165 km, cách cảng biển Mũi Chùa, Quảng Ninh 114 km. Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam), nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông rất thuận lợi, Lạng Sơn vừa là đầu mối tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt đến Cà Mau, có tuyến đường hành lang biên giới 4A, 4B, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Bắc Kạn, đồng thời có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu. Thành phố Lạng Sơn cách thành phố Nam Ninh - Trung Quốc trên 200 km đường bộ. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (đường bộ) và Đồng Đăng (đường sắt), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma và Bình Nghi) và 7 điểm chợ biên giới tương đối sầm uất.
          Lạng Sơn là vùng đất nhô ra biển toàn bộ giữa Pú Mi trung và Tri Át hạ cách ngày nay 230 đến 195 triệu năm. Lạng Sơn - địa đầu của Tổ quốc,là cửa ngõ tiếp giáp với phương Bắc nên là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự và ngoại giao. Do là trọng trấn nên Lạng Sơn được các triều đại phong kiến Việt Nam quan tâm. Cùng theo sự biến chuyển của lịch sử dân tộc, địa danh Lạng Sơn cũng có sự thay đổi. 
          Thế kỉ VII trước công nguyên,thời Văn Lang, Lạng Sơn trở thành một vùng đất thuộc bộ Lục Hải (Lục Hải là 1 trong 15 bộ thời các vua Hùng). Đó là một vùng rừng núi rậm rạp, dân cư thưa thớt, chưa có đường giao thông thuận lợi nối với đồng bằng sông Hồng, giao thông chủ yếu của bộ này là đường mòn gập ghềnh men theo các triền núi. Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn vẫn là một châu ki mi, dân cư thưa thớt, cư dân thời ấy gọi là Man, Lão. Theo Phan Huy Chú: “Lạng Sơn đời cổ là đất Lạc Long, Tần là quận Nam Hải, Hán thuộc quận Giao Chỉ, Đường đổi là Giao Châu”. Năm 679, thời nhà Đường, Lạng Sơn là một trong 41 châu ki mi trực thuộc An Nam đô hộ phủ. Đến năm 791, khi nhà Đường lập Phong Châu đô đốc phủ (Sơn Tây,Hưng Hoá cũ) thì châu ki mi Lạng Sơn chịu sự quản lí của Phong Châu đô đốc phủ. Cuối thế kỉ IX - đầu thế kỉ X, nhân dân Lạng Sơn đứng về nghĩa quân họ Khúc chiến đấu giành lại nền độc lập tự chủ. Kể từ đó trở về sau,Lạng Sơn trở thành một đơn vị hành chính của nước Việt độc lập. Thời nhà Đinh, Lạng Sơn được gọi là Lạng Châu thuộc nước Đại Cồ Việt. Thời nhà Lý, nước ta được chia thành 24 lộ. Lạng Sơn được gọi là Lạng Châu lộ có chức án phủ, trấn phủ và hai viên chánh, phó để cai trị. Để củng cố vùng biên cương, nhà Lý dùng chính sách hoà thân và phong tước cho các tù trưởng ở Lạng Châu. Ba đời tù trưởng động Giáp là Giáp Thừa Quý, Thân Thiệu Thái (lúc này đổi thành họ Thân) và Thân Cảnh Phúc đều là con rể của các vua nhà Lý và đều được phong tù trưởng châu Lạng.           Ngoài ra, nhà Lý còn phong tù trưởng họ Vi cai quản các châu Lộc Bình, Tư Lãng, Tô Mậu, Tây Bình, phong họ Nông giữ châu Thất Nguyên. Sang đời Trần, lộ Lạng Châu (có khi gọi là Lạng Giang) được đổi thành trấn và thường xuyên có một đạo quân mạnh của triều đình trấn giữ.  Năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly đã đổi trấn Lạng Giang làm trấn Lạng Sơn. Tên gọi địa danh Lạng Sơn xuất hiện từ lúc này.  Năm 1407, khi quân Minh thôn tính xong nước ta, chúng phá bỏ hệ thống đơn vị hành chính cũ và chia nước ta thành 16 phủ. Vì vậy, trấn Lạng Sơn được đổi thành phủ Lạng Sơn gồm 7 châu, 16 huyện.
          Sau khi nước ta chiến thắng quân Minh xâm lược, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), vua Lê Thái Tổ đã chia cả nước thành 5 đạo là: Tây đạo, Đông đạo, Bắc đạo, Nam đạo và hải Tây đạo.  Lúc này, Lạng Sơn trở thành một đơn vị hành chính của Bắc đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ toàn quốc, chia cả nước thành 12 thừa tuyên. Theo đó, Lạng Sơn được gọi là Lạng Sơn thừa tuyên gồm 1 phủ 7 châu (phủ Tràng Định và các châu: Châu Ôn, Lộc Bình, Yên Bác, Văn Uyên, Văn Lan, Thất Nguyên, Thoát Lãng). Đứng đầu Lạng Sơn thừa tuyên là đô ty do võ quan chức tổng binh,phó tổng binh kiêm nhiệm. Vào triều Nguyễn, các vua đầu triều luôn coi trọng đến các miền biên giới, trong đó có Lạng Sơn. Năm Gia Long thứ nhất (1802) Lạng Sơn vẫn gọi là trấn gồm 1 phủ và 7 châu. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), vua Minh Mệnh đã bỏ đơn vị trấn và đặt đơn vị mới là tỉnh (“Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) mùa đông, ngày mồng Một làm lễ Đông hưởng”). Trấn Lạng Sơn được đổi thành tỉnh Lạng Sơn gồm 1 phủ và 7 châu (phủ Trường Khánh và các châu: châu Ôn, Lộc Bình, Thoát Lãng, Văn Uyên, Văn Quan, Thất Tuyền, Yên Bác).  Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), tỉnh Lạng Sơn đổi 3 châu Yên Bác, Văn Quan, Thất Tuyền làm huyện.  Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) tỉnh Lạng Sơn đặt thêm phủ Tràng Định gồm 4 châu huyện là: Văn Uyên, Văn Quan, Thất Khê, Thoát Lãng. Khi Thực đân Pháp xâm lược Bắc Kì, chúng xâm chiếm và thay đổi các đơn vị hành chính của Lạng Sơn: lấy châu Bắc Sơn thuộc tỉnh Thái Nguyên sát nhập vào tỉnh Lạng Sơn, cắt huyện Yên Bác về tỉnh Bắc Giang. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, tỉnh Lạng Sơn được chia thành 10 huyện và 1 thị xã. Ngày 17/10/2002, Thị xã Lạng Sơn được chuyển thành Thành phố Lạng Sơn trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 82/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
          Việc xác định ngày thành lập tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rất quan tâm và giao cho các cơ quan chuyên môn làm rõ để góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Qua một quá trình nghiên cứu, sau khi trao đổi với các cơ quan chuyên môn của Trung ương, bằng những luận cứ khoa học, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định lấy ngày 04/11/1831 (tức là ngày 01 tháng 10 năm Tân Mão,năm Minh Mệnh thứ 12) là ngày thành lập tỉnh. Ngày 15/7/2009, HĐND tỉnh có Nghị quyết số 08/NQ-HĐND công bố ngày 04/11/1831 (tức là ngày 01 tháng 10 năm Tân Mão - triều vua Minh Mệnh năm thứ 12) là ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, hằng năm lấy ngày 04/11 là ngày kỷ niệm thành lập tỉnh. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất kỳ lạ: 04/11 cũng chính là ngày kỷ niệm ngày sinh của của đồng chí Hoàng Văn Thụ - một người cộng sản kiên trung, bất khuất của dân tộc, người con ưu tú của quê hương Xứ Lạng.
          Hiện nay tỉnh Lạng Sơn gồm có: 1 thành phố (thành phố Lạng Sơn), và 10 huyện (Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng, Lộc Bình, Bắc Sơn, Hữu Lũng).  Trong đó:
          Huyện Tràng Định gồm có thị trấn Thất Khê và 22 xã: Bắc Ái, Cao Minh, Chi Lăng, Đại Đồng, Đào Viên, Đề Thám, Đoàn Kết, Đội Cấn, Hùng Sơn, Hùng Việt, Kháng Chiến, Khánh Long, Kim Đồng, Quốc Khánh, Quốc Việt, Tân Minh, Tân Tiến, Tân Yên , Tri Phương, Trung Thành, Vĩnh Tiến.
          Huyện Bình Gia gồm có thị trấn Bình Gia và 19 xã: Bình La, Hòa Bình, Hoa Thám, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hồng Thái, Hưng Đạo, Minh Khai, Mông Ân, Quang Trung, Quý Hòa, Tân Hòa, Tân Văn, Thiện Hòa, Thiện Long, Thiện Thuật, Tô Hiệu, Vĩnh Yên, Yên Lỗ.
          Huyện Văn Lãng gồm có thị trấn Na Sầm và 20 xã: An Hùng, Bắc La, Gia Miễn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Thái, Nam La, Nhạc Kỳ, Tân Lang, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Tân Việt, Thành Hòa, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh, Trùng Quán.
          Huyện Bắc Sơn gồm có thị trấn Bắc Sơn và 19 xã: Bắc Sơn, Chiến Thắng, Chiêu Vũ, Đồng Ý, Hưng Vũ, Hữu Vĩnh, Long Đống, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Quỳnh Sơn, Tân Hương, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tri, Trấn Yên, Vạn Thủy, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Vũ Sơn.
          Huyện Văn Quan gồm có thị trấn Văn Quan và 23 xã: Bình Phúc, Chu Túc, Đại An, Đồng Giáp, Hòa Bình, Hữu Lễ, Khánh Khê, Lương Năng, Phú Mỹ, Song Giang, Tân Đoàn, Trấn Ninh, Tràng Các, Tràng Phái, Tràng Sơn, Tri Lễ, Tú Xuyên, Văn An, Vân Mộng, Việt Yên, Vĩnh Lai, Xuân Mai, Yên Phúc.
          Huyện Cao Lộc gồm có thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và 21 xã: Bảo Lâm, Bình Trung, Cao Lâu, Cống Sơn, Gia Cát, Hải Yến, Hòa Cư, Hồng Phong, Hợp Thành, Lộc Yên, Mẫu Sơn, Phú Xá, Song Giáp, Tân Liên, Tân Thành, Thạch Đạn, Thanh Lòa, Thụy Hùng, Xuân Long, Xuất Lễ, Yên Trạch.
          Huyện Lộc Bình gồm có thị trấn Na Dương, thị trấn Lộc Bình và 27 xã: Ái Quốc, Bằng Khánh, Đồng Bục, Đông Quan, Hiệp Hạ, Hữu Khánh, Hữu Lân, Khuất Xá, Lợi Bác, Lục Thôn, Mẫu Sơn, Minh Phát, Nam Quan, Như Khuê, Nhượng Bạn, Quan Bản, Sàn Viên, Tam Gia, Tĩnh Bắc, Tú Đoạn, Tú Mịch, Vân Mộng, Xuân Dương, Xuân Lễ, Xuân Mãn, Xuân Tình, Yên Khoái.
          Huyện Chi Lăng gồm hai thị trấn (Đồng Mỏ - Chi Lăng) và 19 xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Quang Lang, Thượng Cường, Vân An, Vân Thủy, Vạn Linh, Y Tịch.
          Huyện Đình Lập gồm hai thị trấn (Đình Lập - Nông trường Thái Bình) và 10 xã: Bắc Lãng, Bắc Xa, Bính Xá, Châu Sơn, Cường Lợi, Đình Lập, Đồng Thắng, Kiên Mộc, Lâm Ca, Thái Bình.
          Huyện Hữu Lũng gồm có thị trấn Hữu Lũng và 25 xã: Cai Kinh, Đô Lương, Đồng Tân, Đồng Tiến, Hồ Sơn, Hòa Bình, Hòa Lạc, Hòa Sơn, Hòa Thắng, Hữu Liên, Minh Hòa, Minh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Quyết Thắng, Sơn Hà, Tân Lập, Tân Thành, Thanh Sơn, Thiện Ky, Vân Nham, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng.
1.2.  Giải thích tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn
          Các đơn vị hành chính cấp huyện,xã của tỉnh nhìn chung có sử dụng các từ Hán Việt với ý nghĩa tốt đẹp.
          1.2.1. Tên các huyện, xã
          Huyện Tràng Định 長 - hay Trường Định (có nghĩa là sự ổn định dài lâu): nằm ở phía bắc tỉnh Lạng Sơn, phía bắc giáp huyện Thạch An (Cao Bằng), phía tây giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn), phía đông giáp Quảng Tây (Trung Quốc), phía nam là huyện Bình Gia và Văn Lãng. Năm 1836, Minh Mạng cắt bốn châu, huyện phía bắc sông Kỳ Cùng là châu Văn Uyên, châu Thoát Lãng, huyện Văn Quan, huyện Thất Khê lập thành một phủ mới gọi là phủ Trường Định. Tên Tràng Định hay Trường Định chính thức được gọi từ đây. Sau Cách mạng Tháng 8 - 1945 phủ Tràng Định được đổi thành huyện Tràng Định gồm 18 xã, thị trấn là huyện Đại Đồng (bao gồm cả thị trấn Thất Khê), Hùng Sơn, Đề Thám, Kháng Chiến, Quốc Việt, Đào Viên, Trung Thành, Đội Cấn, Tri Phương, Quốc Khánh, Chí Minh, Chi Lăng, Tân Tiến, Đoàn Kết, Khánh Long, Tân Yên, Bác Ái, Kim Đồng. Ngoài những xã đã có, hiện nay huyện đã thành lập thêm một số xã mới: Hùng Việt, Tân Minh, Vĩnh Tiến.
          Thị trấn Thất Khê 七 : 7 con suối (thất: con số 7, khê: khe, suối nhỏ).  Thị trấn là một thung lũng, nơi gặp gỡ của hầu hết các sông suối như sông Bắc Khê, suối Cốc Phát… cho nên ở đây có cánh đồng Thất Khê phì nhiêu, màu mỡ, có thửa cấy được chín “pung”* mạ.  Vì vậy, cánh đồng Thất Khê còn có tên là Cẩu Pung**.  Người Cẩu Pung vẫn tự hào với câu ca dao:
Thất Khê gạo trắng nước trong
Ai lên tới đó chẳng mong ngày về.
*pung: là đơn vị đo diện tích của người Tày. Một pung bằng 10 cập, 1 cập là 24 bái, 1 bái là 2 bó mạ
** Cẩu Pung: người Tày
Về cách đặt tên của các xã, trừ những xã có tên từ trước, các xã mới thành lập (theo khảo sát) thì tên của các xã được nhân dân sử dụng các mĩ từ thể hiện ước nguyện của mình.
Xã Bắc Ái 北 爱: phía bắc yêu thương
Xã Cao Minh 高 明: cao lớn, sáng rõ
Xã Chi Lăng支 陵: địa chỉ lăng mộ
Xã Đại Đồng大 同: cùng nhau lớn mạnh
Xã Đào Viên桃 园: vườn đào (đào: quả đào; viên: vườn)
Xã Đề Thám 提 探: lấy tên của Hoàng Hoa Thám, một vị tướng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885 - 1913).
Xã Đoàn Kết 团结: cùng nhau liên kết lại
Xã Hùng Sơn雄 山: ngọn núi hùng vĩ (hùng: to lớn,hùng vĩ)
Xã Hùng Việt雄 越: nước Việt dũng vũ (hùng: cao lớn; việt: nước Việt)
Xã Kháng Chiến 抗 战: chiến đấu chống lại
Xã Quốc Khánh国 庆: lấy ngày lễ lớn của đất nước để đặt tên
Xã Kim Đồng金 铜: đồng vàng lấy tên một thiếu niên người dân tộc Nùng.  Tên thật của anh là Nông Văn Dền (1929 – 15 tháng 2 năm 1943).
Xã Khánh Long 庆 隆: long trọng chúc mừng (khánh: chúc mừng; long: long trọng hưng thịnh)
Xã Đội Cấn 队艮: lấy tên của Đội Cấn,hay Ông Đội Cấn (1881-10 tháng 11,1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn,một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917. (đội: đội quân; cấn: bền bỉ)
Xã Quốc Việt 国 越: nước Việt Nam
Xã Tân Minh 新 明: ánh sáng mới
Xã Tân Tiến 新 进: lề lối mới và tiến bộ
Xã Tân Yên新 安: niềm yên bình mới
Xã Tri Phương 知 方: lấy tên một đại thần nhà Nguyễn - Nguyễn Tri Phương (tri: biết,hiểu; phương: phương hướng)
Xã Trung Thành 中 成: giữ nguyên niềm tin
Xã Vĩnh Tiến 永 进: mãi mãi tiến lên (vĩnh: mãi mãi; tiến: đi lên)
          Huyện Bình Gia 平 : ngôi nhà bình yên (bình: yên bình, gia: nhà): nằm về phía tây bắc của tinh Lạng Sơn. Đầu thế kỉ XX về trước, vùng đất Bình Gia hiện nay thuộc về châu Văn Quan (tổng Bằng Gia, tổng Uy Mãnh) và châu Văn Uyên (tổng Hóa Nhân) thuộc phủ Tràng Khánh. Cho đến thời Tự Đức thì Bình Gia thuộc về châu Văn Uyên, huyện Văn Quan của phủ Tràng Định. Tháng 9 - 1894 thực dân Pháp tách hai tổng Bằng Gia và Tuyền Cam của châu Văn Quan lập thành một đơn vị hành chính mới là châu Bình Gia.  Cho đến nay gọi là huyện Bình Gia và có thị trấn cùng tên: Thị trấn Bình Gia
Xã Bình La 平 羅: bình yên, bao quát
Xã Hòa Bình 和 平: hòa hợp, bình yên
Xã Hoa Thám 花 探lấy tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913).
Xã Hoàng Văn Thụ 黄 文 樹: tên người anh hùng của huyện Văn Lãng
Xã Hồng Phong 红 峯: ngọn hồng (hồng: đỏ; phong: ngọn núi)
Xã Quang Trung 光 中: lấy tên vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn.
Xã Quý Hòa 貴 和: sự hòa thuận là quý hơn cả
Xã Tân Hòa 新 和: sự hòa hợp mới
Xã Tân Văn 新 文: văn mới
Xã Thiện Hòa 善 和: lương thiện, hòa hợp
Xã Thiện Long 善 隆: hưng thịnh, tốt lành
Xã Thiện Thuật 善 沭: xã lấy tên ông Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926), tên tự là Mạnh Hiếu, còn gọi là Tán Thuật (do từng giữ chức Tán tương), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của  phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19.
Xã Tô Hiệu 苏 校: lấy tên một nhà Cách Mạng Việt Nam.
Xã Vĩnh Yên 永 安: mãi mãi yên ổn
Xã Yên Lỗ 安 卤: nước Lỗ, yên bình
          Huyện Văn Lãng 文塱 những con sóng văn thơ. Cách Lạng Sơn khoảng 30 km về phía tây bắc. Văn Lãng là tên gọi hợp nhất của hai huyện văn Uyên và Thoát Lãng. Danh từ còn giữ lại hai âm cổ “Văn” và “Lãng”. “Văn” tức châu Văn Uyên thời Lý,sau là châu Thoát Lãng. Trong Ức Trai Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết: “Văn Uyên có đồng bạc, Thoát Lãng có voi trắng khi nào có lệnh thì tiến dâng”. Tháng 8-1964, hai huyện Văn Uyên và Thoát Lãng hợp nhất thành huyện Văn Lãng, huyện lỵ dặt tại thị trấn Na Sầm. Năm 1981, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ tách thị trấn Đồng Đăng và 6 xã Song Giáp, Thụy Hùng A, Bình Trung, Hồng Phong, Bảo Lâm, Phú Xá sáp nhập vào huyện Cao Lộc cùng tỉnh. Đồng thời sáp nhập xã Hành Thanh, Phượng Long thành xã Thanh Long, sáp nhập 2 xã Tân Yên, Tân Mỹ. Đến nay, Văn Lãng có hơn 20 đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 20 xã
Thị trấn Na Sầm : nhiều núi nhỏ nhưng cao
Xã An Hùng 安 雄: an lành,tài giỏi
Xã Bắc La 北 逻: tuần tra phía bắc
Xã Gia Miễn 嘉 勉: cố gắng tốt đẹp
Xã Hoàng Văn Thụ 黄文 樹: tên người anh hùng của huyện Văn Lãng.
Xã Đồng Xá 同 垞: cùng ở trên một gò đồi
Xã Hoàng Việt皇 越: tên một hiệu nước ta vào thời nhà Nguyễn
Xã Hội Hoan 会 欢: tập trung mọi người cho vui vẻ
Xã Hồng Thái 红 太:  màu đỏ thẫm
Xã Nam La 南 逻: tuần tra phía nam
Xã Nhạc Kỳ乐奇: âm nhạc đặc biệt
Xã Tân Lang 新 郎: chàng rể mới
Xã Tân Mỹ新 美: nét đẹp mới
Xã Tân Tác 新 作: công việc mới
Xã Tân Thanh 新 清: màu xanh mới
Xã Tân Việt 新 越: nước Việt mới
Xã Thành Hòa 成 和: hòa hợp, thành công
Xã Thanh Long 清 隆: phát triển, trong sạch
Xã Thụy Hùng瑞 雄: tốt lành, tài giỏi
Xã Trùng Khánh沖 庆: phúc lành, khỏe mạnh
Xã Trùng Quán沖 懽: khỏe mạnh, vui mừng
          Huyện Bắc Sơn 北 : núi phía Bắc. Theo như tịch cổ, đất Bắc Sơn thời Bắc thuộc nằm trong bộ Lục Hải, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Đường thuộc Châu Giao. Đến thời Lý - Trần (Đại Việt) Bắc Sơn thuộc châu Vạn Nhai (thời thuộc Minh gọi là huyện Vũ Lễ thuộc phủ Thái Nguyên). Châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) tồn tại đến cuối thế kỉ XIX, bao gồm cả huyện Bắc Sơn ngày nay. Tháng 8 - 1985, thị trấn Bắc Sơn được thành lập trên cơ sở một phần diện tích của xã Hữu Vĩnh. Hiện nay huyện Bắc Sơn có 20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 1 thị trấn.
Thị trấn Bắc Sơn 北 山: núi phía Bắc
Xã Bắc Sơn 北 山: núi phía Bắc
Xã Chiến Thắng 战 盛: thắng lợi giành được.
Xã Chiêu Vũ 招 雨(trước gọi là Ngư Viễn: gọi mưa
Xã Đồng Ý 同 意: cùng một ý kiến.  Trước gọi là Vũ Dịch
Xã Hưng Vũ 兴 雨: nổi mưa lên (hưng: phát lên, hưng thịnh)
Xã Hữu Vĩnh 友 永: mãi mãi tốt với nhau
Xã Long Đống 隆: Trước gọi là Đề Đống
Xã Nhất Hòa 一 和: trước gọi là Nhất Thể
Xã Nhất Tiến 一 进: nhất nhất tiến lên
Xã Quỳnh Sơn 琼 山: núi hoa quỳnh
Xã Tân Hương 新 香: hương mới
Xã Tân Lập 新 立: đứng vững nhất
Xã Tân Thành 新 成: thành tựu mới.  Trước gọi là Gia Hòa.
Xã Tân Tri 新 知: tri thức mới
Xã Trấn Yên 镇 安: giữ cho yên ổn
Xã Vạn Thủy 万 水: muôn dòng nước
Xã Vũ Lăng雨 陵: mưa rơi gò đồi
Xã Vũ Lễ 雨 礼: nghi thức cầu mưa
Xã Vũ Sơn 雨 山: mưa núi
          Huyện Văn Quan 文 - quan văn: cách thành phố Lạng Sơn 45km về phía tây nam, trên trục đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên. Căn cứ vào sách xưa, ta biết đến tên Văn Quan có từ cuối thời Lê. Cuối Lạng Sơn Đoàn Thành đồ của Nguyễn Nghiễm viết năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) cho biết đồn Bình Gia xã Bình Gia, đồn Pác Khuông xã Định Bảo, đồn Tri Lễ xã Tri Lễ thuộc châu Văn Quan (bây giờ một phần thuộc huyện Bình Gia). Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Cuốn Bắc Kỳ lược tỉnh toàn đồ ghi huyện Văn Quan thuộc phủ Tràng Định. Tháng 8 - 1964 dưới chính thể Việt Nam dân chủ Cộng hòa, huyện Văn Quan vẫn giữ nguyên được địa giới hành chính là 23 xã và 1 thị trấn.
Thị trấn Văn Quan 文 官: quan văn
Xã Bình Phúc 平 福: bình yên, hạnh phúc
Xã Chu Túc 周 肃: chu đáo, nghiêm túc
Xã Đại An 大 安: sự yên bình lớn
Xã Đồng Giáp 同 甲: cùng Can “Giáp”
Xã Hòa Bình 和 平: hòa hợp, bình an
Xã Hữu Lễ 友 礼: quan hệ tôn kính
Xã Khánh Khê 庆 溪: tiếng kêu của suối
Xã Lương Năng 良 能: có tài năng, lương thiện
Xã Phú Mỹ 福 美: giàu có, đẹp đẽ
Xã Song Giang 双 江: hai con sông
Xã Tân Đoàn 新 团: tập thể mới
Xã Trấn Ninh瞋宁: canh giữ an toàn
Xã Tràng Các 长 格: cành cây dài
Xã Tràng Phái 长 派: dòng nước chảy dài
Xã Tràng Sơn 长 山: dãy núi dài
Xã Tri Lễ 知 礼: hiểu biết lễ nghĩa
Xã Tú Xuyên秀 川: dòng nước đẹp đẽ
Xã Văn An 文 安: văn vẻ, an lành
Xã Vân Mộng 云 梦: đám mây mộng mơ
Xã Việt Yên 越 安: ngày càng bình an
Xã Vĩnh Lại 永 瀨: nước chảy xiết mãi
Xã Xuân mai 春 梅: hoa mai mùa xuân
Xã Yên Phúc 安 福: yên lành,giàu có
          Huyện Cao Lộc 高 : nhiều lộc. Huyện Cao Lộc ngày nay, trước kia thuộc các châu Văn Uyên: gồm khu vực Đồng Đăng, Bảo Lâm, Bình Trung, Hồng Phong; châu Thoát Lãng: gồm khu vực thị trấn huyện lỵ, các xã Thụy Hùng, Hợp Thành, Hòa Cư…; Lộc Bình: gồm các xã Tân Liên, Gia Cát, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn, Hải Yến, Công Sơn; châu Ôn: gồm các xã phía nam huyện Yên Trạch, Xuân Long, Tân Thành. Hiện nay Cao Lộc có tổng số 2 thị trấn, 20 xã trong có thị trấn Đồng Đăng cũng là trung tâm mua sắm khá nhộn nhịp của tỉnh không phải bây giờ mà từ rất xa xưa. Xứ Lạng cũng có câu ca dao nói về nơi này: Nhất vui bầu quán Chi Lăng / Nhì vui Tô Thị, Đồng Đăng, Kỳ Lừa.
Thị trấn Cao Lộc高 禄: nhiều lộc
Thị trấn Đồng Đăng 同 登: cùng nhau đi lên (đăng: lên, leo, trèo)
Xã Bảo Lâm 宝 林: rừng quý hiếm
Xã Bình Trung 平 中: ở giũa sự bình yên
Xã Cao Lâu 高 楼: lầu cao
Xã Công Sơn 公 山: núi của chung
Xã Gia Cát 嘉 吉: tốt đẹp, tốt lành
Xã Hải Yến 海 燕: chim én ở ngoài biển
Xã Hòa Cư 和 居: khu dân hòa thuận
Xã Hồng Phong 红 风: gió hồng
Xã Hợp Thành 合 成: các thành tựu hợp lại
Xã Lộc Yên 禄 安: phúc lộc, yên ổn
Xã Mẫu Sơn 母 山: núi mẹ
Xã Phú Xá 福 垞: vùng đất giàu có
Xã Song Giáp 双 甲: hai chiếc áo giáp
Xã Tân Liên 新 联: quan hệ mới
Xã Tân Thành 新 成: thành tựu mới
Xã Thạch Đạn 石 弹: đạn làm bằng đá
Xã Thanh Lòa 清 : màu xanh mờ ảo (lòa*: mờ ảo) * Chữ Nôm
Xã Thụy Hùng瑞 雄: tốt lành, khỏe mạnh
Xã Xuân Long 春 隆: mùa xuân hưng thịnh
Xã Xuất Lễ 出 礼: đưa ra nghi lễ
Xã Yên Trạch 安 宅: nhà cửa yên bình (trạch: nhà,chỗ ở)
          Huyện Lộc Bình禄 : phúc lộc, bình an. Huyện Lộc Bình nay, xưa đã từng mang các tên gọi sau: Tân Yên, Như Ngao, Đơn Ba, Lộc Châu, Tây Bình Châu. Đây là xứ sở của người Tày, từ thế kỉ XI gọi là huyện Đơn Ba.  Năm 1490, địa hạt này được gọi là châu Lộc Bình thuộc phủ Tràng Khánh.  Sau đó, đến cuối thế kỉ XVIII đổi lại là Lộc Bằng. Năm 1802, nhà Nguyễn lấy lại tên của Lộc Bình. Thời vua Tự Đức đã tách một phần để lập ra Cao Lộc.  Hiện nay, huyện bao gồm 27 xã và 2 thị trấn Lộc Bình và Na Dương.
Thị trấn Lộc Bình 禄 平: phúc lộc, bình an
Thị trấn Na Dương 那 阳: nhiều ánh sáng
Xã Ái Quốc 爱 国: yêu nước
Xã Bằng Khánh  朋 庆: quan hệ tốt đẹp
Xã Đồng Bục 同: cùng nhau vỡ ra
Xã Đông Quan 东 观: nhìn về phía đông
Xã Hiệp Hạ 协 下: nhân nhượng, giúp đỡ
Xã Hữu Khánh 友 庆: quan hệ tốt đẹp
Xã Hữu Lân 友 憐: quan hệ yêu mến
Xã Khuất Xá屈 垞: vùng đất khiêm nhường
Xã Lợi Bác 利 博: lợi ích rộng rãi
Xã Lục Thôn 六 村: 6 thôn
Xã Mẫu Sơn 母 山: núi mẹ
Xã Minh Phát 明 发: sáng rõ, phát triển
Xã Nam Quan 南 观: nhìn ra phía nam
Xã Như Khuê如 圭: giống ngọc khuê
Xã Nhượng Bạn攘 伴: người cộng sự khiêm nhường
Xã Quan Bản 观坂: ngắm nhìn sườn núi
Xã Sàn Viên潺 湲: dáng nước chảy chậm
Xã Tam Gia 三 嘉: ba điều tốt lành
Xã Tĩnh Bắc 静北: phía bắc yên tĩnh
Xã Tú Đoạn 秀 锻: rèn luyện xuất sắc
Xã Tú Mịch 秀 寞: hoa nở ban đêm
Xã Vân Mộng 云 梦: đám mây mơ mộng
Xã Xuân Dương 春 阳: ánh dương mùa xuân
Xã Xuân Lễ 春 礼: lễ hội mùa xuân
Xã Xuân Mãn 春 满: mùa xuân, đầy đủ
Xã Xuân Tình 春 情: tình cảm mùa xuân
Xã Yên Khoái 安 快: yên bình, vui vẻ
Huyện Chi Lăng 支 陵: địa chỉ lăng mộ
Thị trấn Chi Lăng支 陵: địa chỉ lăng mộ
Thị trấn Đồng Mỏ 同 寞: cùng nhau yên lặng
Xã Bắc Thủy 北 水: nước phía bắc
Xã Bằng Hữu 朋 友: bạn bè
Xã Bằng Mạc 朋 嗼: tình bạn yên ổn
Xã Chi Lăng 支 陵: địa chỉ lăng mộ
Xã Chiến Thắng 战 盛: thắng lợi giành được
Xã Gia Lộc 嘉 禄: tốt đẹp, tốt lành
Xã Hòa Bình 和平: hòa hợp, bình yên
Xã Hữu Kiên 友 坚: quan hệ vững chắc
Xã Lâm Sơn 林 山: rừng núi
Xã Liên Sơn 联 山: những dãy núi nối liền nhau
Xã Mai Sao梅 梢: hoa mai trên ngọn cây
Xã Nhân Lý 仁 李: người họ Lý
Xã Quan Sơn 观 山: cảnh núi
Xã Quang Lang 光郎: chàng rể sáng ngời
Xã Thượng Cường 上 强: đi lên bất khuất
Xã Vân An 云 安: đám mây yên bình
Xã Vạn Linh 万 灵: hàng vạn sinh linh
Xã Vân Thủy 云 水: mây nước (vân: mây; thủy: nước)
Xã Y Tịch漪夕: sóng gợn lăn tăn trong đêm
          Huyện Đình Lập廷 : xây dựng triều đình. Đình Lập nằm ở đông nam tỉnh Lạng Sơn. Tiến hành khảo cứu phần viết về huyện Yên Bác trong cuốn Đại Nam nhất thống chí, tập 4, quyển 24, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1971, cương vực của huyện Đình Lập tạm thời xác định như sau: một phần đất đai rộng lớn huyện Đình Lập ngày nay - vùng đất dọc theo đường 13 về An Châu, Sơn Động và phần đất giáp với Tiên Yên, Ba Chẽ, Quảng Ninh là thuộc vùng đất châu Yên Bác ngày xưa. Còn phần đất phía bắc của huyện có tên gọi là Đan Giáp Tô Mậu, tức Na Dương - Lộc Bình ngày nay. Sau một quá trình phát triển, chuyển đổi thì đến tháng 1-1979, huyện Đình Lập trở lại tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đến nay, đơn vị hành chính của huyện Đình Lập không có gì thay đổi.
Thị trấn Đình Lập廷 立: xây dựng triều đình
Thị trấn nông trường Thái Bình 太 平: bình yên vô sự
Xã Bắc Lãng 北 朗: ánh sáng phía bắc (lãng: ánh sáng)
Xã Bắc Xa 北 觰: mở rộng ra phía Bắc (xa: mở lớn ra)
Xã Bính Xá並 垞 : tụ lại trên gò đất
Xã Châu Sơn 州 山: tên đơn vị hành chính (châu: đơn vị hành chính)
Xã Cường Lợi 强 利: bất khuất, lợi lộc
Xã Đình Lập 廷 立: xây dựng triều đình
Xã Đồng Thắng 同 盛: cùng nhau thắng lợi
Xã Kiên Mộc 坚 木: cây cối vững chắc
Xã Lâm Ca 林 歌: rừng hát
Xã Thái Bình 太 平: bình yên vô sự
          Huyện Hữu Lũng 友 : hợp lại cùng nhau. Huyện là một huyện miền núi nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh, thuộc dải đất nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng bắc bộ nước ta, phía đông giáp hai huyện Chi Lăng và Bắc Sơn, phía tây giáp huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), phía đông và tây nam giáp huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế tỉnh Bắc Giang. Thời nhà Lý, Lạng Sơn và Bắc Giang đều nằm trong Lạng Châu. Khi đó, Hữu Lũng cũng nằm trong châu Lạng này. Đến thời nhà Trần và Hồ, Hữu Lũng nằm trong bộ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc, khi đó có tên là Cổ Lũng. Thời Lê Mạc (thế kỉ XVI-XVIII), Hữu Lũng vẫn nằm trong phủ Lạng Giang (có thời gian được đổi tên là phủ Lạng Nguyên). Trước cách mạng tháng Tám 1945, Hữu Lũng là một châu thuộc tỉnh Bắc Giang, gồm có hai tổng là Thuốc Sơn và Vân Nham. Các tổng Hương Vĩ, Nguyễn Thượng (thuộc Hữu Lũng trước đó) được sáp nhập vào huyện Yên Thế.  Ngày 29-7-1956, nhân việc thành lập Khu tự trị Việt Bắc, theo Quyết định của chính phủ, Hữu Lũng được bàn giao lại cho Lạng Sơn.
Thị trấn Hữu Lũng友 拢: hợp lại cùng nhau
Xã Cai Kinh硙 京: kinh đô vững chắc
Xã Đô Lương 都 良: kinh đô tốt đẹp
Xã Đồng Tân 同 新: cùng nhau đổi mới
Xã Đồng Tiến 同 进: cùng nhau tiến lên
Xã Hồ Sơn 湖 山: hồ núi
Xã Hòa Bình 和 平: hòa thuận, bình yên
Xã Hòa Lạc和樂: hòa thuận, vui vẻ
Xã Hòa Sơn山和: vùng núi thuận hòa
Xã Hòa Thắng: thuận hòa, chiến thắng
Xã Hữu Liên 友 联: liên kết lại với nhau
Xã Minh Hòa 明 和: hòa cùng ánh sáng
Xã Minh Sơn明 山: ánh sáng của núi
Xã Minh Tiến 明 进: ngày mai tươi sáng
Xã Nhật Tiến 日 进: tiến về phía ánh sáng
Xã Quyết Thắng 决 盛: quyết dành chiến thắng
Xã Sơn Hà 山 何: núi sông, giang sơn
Xã Tân Lập 新 立: mới xây dựng
Xã Tân Thành 新 成: thành tựu mới
Xã Thanh Sơn 青山: núi xanh
Xã Thiện Kỵ 善曁: quả quyết, lương thiện (kỵ: cái dáng cường nghị)
Xã Vân Nham 云 岩: mây bay qua mỏm núi đá
Xã Yên Bình 安 平: yên lành, bình an
Xã Yên Sơn 安 山: vùng núi yên bình
Xã Yên Thịnh安 晟: yên bình, rực rỡ
Xã Yên Vượng 安 旺: yên bình, thịnh vượng
          1.2.2. Tên các phường
          Phường Tam Thanh 三 : ba động trong xanh.  Về tên địa danh thì tên phường lấy tên của Động Tam Thanh (Theo các nhà nghiên cứu cho rằng:  Nơi này, xưa kia nguyên là nơi thờ tự của Đạo Giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Đây là ba cung Thanh cao nhất được coi là ba tiên cảnh mà ở đó mỗi cung do một vị thần cai quản, đó là Nguyên Thủy Thiên Tôn (Ngọc Thanh Đại Đế), Linh Bảo Thiên Quân (Thượng Thanh Đại Đế), Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thanh Đại Đế) - danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Lạng Sơn, đồng thời Động cũng nằm trên địa bàn của phường.
          Phường Vĩnh Trại 永 : mãi mãi thắng lợi (trại: thắng, hơn)
          Phường Chi Lăng 支 : địa chỉ lăng mộ
          Phường Hoàng Văn Thụ 黄 : tên riêng lấy tên người anh hùng quê ở Văn Lãng.
          Phường Đông Kinh 东 : kinh đô phía đông
          Xã Mai Pha 梅 : cây mai mọc nghiêng. Ở đây trồng nhiều cây mai, cây đào, chắc vì thế mà người dân đặt tên là Mai Pha.
          Xã Quảng Lạc 广 : rộng rãi, vui vẻ (quảng: rộng)
          Xã Hoàng Đồng 黄 : đồng vàng (hoàng: vàng; đồng: đồng, kim khí)  

2. Thống kê, phân loại tên đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh lạng sơn
       2.1.  Thống kê

STT

HUYỆN

TỔNG

1

Tràng Định

- Thị trấn: Thất Khê
- Xã: Bắc Ái, Cao Minh, Chi Lăng, Đại Đồng, Đào Viên, Đề Thám, Đoàn Kết, Đội Cấn, Hùng Sơn, Hùng Việt, Kháng Chiến, Khánh Long, Kim Đồng, Quốc Khánh, Quốc Việt, Tân Minh, Tân Tiến, Tân Yên, Tri Phương, Trung Thành, Vĩnh Tiến.

23

2

Bình Gia

- Thị trấn: Bình Gia
- Xã: Bình La, Hòa Bình, Hoa Thám, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hồng Thái, Hưng Đạo, Minh Khai, Mông Ân, Quang Trung, Quý Hòa, Tân Hòa, Tân Văn, Thiện Hòa, Thiện Long, Thiện Thuật, Tô Hiệu, Vĩnh Yên, Yên Lỗ.

20

3

Văn Lãng

- Thị trấn: Na Sầm
- Xã: An Hùng, Bắc La, Gia Miễn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Thái, Nam La, Nhạc Kỳ, Tân Lang, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Tân Việt, Thành Hòa, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh, Trùng Quán.

21

4

Bắc Sơn

- Thị trấn: Bắc Sơn
- Xã: Bắc Sơn, Chiến Thắng, Chiêu Vũ, Đồng Ý, Hưng Vũ, Hữu Vĩnh, Long Đống, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Quỳnh Sơn, Tân Hương, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tri, Trấn Yên, Vạn Thủy, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Vũ Sơn.

20

5

Văn Quan

- Thị trấn: Văn Quan
- Xã: Bình Phúc, Chu Túc, Đại An, Đồng Giáp, Hòa Bình, Hữu Lễ, Khánh Khê, Lương Năng, Phú Mỹ, Song Giang, Tân Đoàn, Trấn Ninh, Tràng Các, Tràng Phái, Tràng Sơn, Tri Lễ, Tú Xuyên, Văn An, Vân Mộng, Việt Yên, Vĩnh Lai, Xuân Mai, Yên Phúc.

24

6

Cao Lộc

- Thị trấn: Cao Lộc, Đồng Đăng
- Xã: Bảo Lâm, Bình Trung, Cao Lâu, Cống Sơn, Gia Cát, Hải Yến, Hòa Cư, Hồng Phong, Hợp Thành, Lộc Yên, Mẫu Sơn, Phú Xá, Song Giáp, Tân Liên, Tân Thành, Thạch Đạn, Thanh Lòa, Thụy Hùng, Xuân Long, Xuất Lễ, Yên Trạch.

23

7

Lộc Bình

- Thị trấn: Lộc Bình, Na Dương
- Xã: Ái Quốc, Bằng Khánh, Đồng Bục, Đông Quan, Hiệp Hạ, Hữu Khánh, Hữu Lân, Khuất Xá, Lợi Bác, Lục Thôn, Mẫu Sơn, Minh Phát, Nam Quan, Như Khuê, Nhượng Bạn, Quan Bản, Sàn Viên, Tam Gia, Tĩnh Bắc, Tú Đoạn, Tú Mịch, Vân Mộng, Xuân Dương, Xuân Lễ, Xuân Mãn, Xuân Tình, Yên Khoái.

21

8

Chi Lăng

- Thị trấn: Chi Lăng, Đồng Mỏ
- Xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Quang Lang, Thượng Cường, Vân An, Vân Thủy, Vạn Linh, Y Tịch.

21

9

Đình Lập

- Thị trấn: Đình Lập, Nông trường Thái Bình
- Xã: Bắc Lãng, Bắc Xa, Bính Xá, Châu Sơn, Cường Lợi, Đình Lập, Đồng Thắng, Kiên Mộc, Lâm Ca, Thái Bình.

12

10

Hữu Lũng

- Thị trấn: Hữu Lũng
- Xã: Cai Kinh, Đô Lương, Đồng Tân, Đồng Tiến, Hồ Sơn, Hòa Bình, Hòa Lạc, Hòa Sơn, Hòa Thắng, Hữu Liên, Minh Hòa, Minh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Quyết Thắng, Sơn Hà, Tân Lập, Tân Thành, Thanh Sơn, Thiện Ky, Vân Nham, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng.

2

       2.2.  Phân loại

       2.2.1. Tiêu chí phân loại

Chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong việc đặt tên các đơn vị hành chính ở tỉnh Lạng Sơn vừa có những đặc điểm chung, vừa có đặc điểm riêng biệt, từ đó ta có thể phân chúng ra nhiều loại khác nhau. Để phân chia chúng ta sẽ dựa vào các tiêu chí sau:
- Loại chữ được sư dụng để đặt tên.
- Cấu tạo của các địa danh hành chính cấp huyện, xã
- Ý nghĩa của các từ Hán Việt được sử dụng để đặt tên.
Ngoài ra còn dựa trên tiêu chí dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi.
- Gọi theo biến cố lịch sử hay danh nhân có liên quan tới đối tượng như: Đề Thám, Chí Minh, Kim Đồng, Hồng Phong, Hồng Thái, Quang Trung, Tô Hiệu, Thiện Thuật, Hoàng Văn Thụ …
- Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên như: Tân Văn, Tân Hòa, Tân Minh, Tân Tiến, Tân Yên…

       2.2.2. Kết quả

Dựa vào chữ được sử dụng làm tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã tỉnh Lạng Sơn ta thấy có hai loại chữ được sử dụng là chữ Hán và chữ Nôm.  Trong đó, chữ Hán chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (hơn 98, 9%), tỉ lệ chữ Nôm xuất hiện rất ít (chỉ 1,1%)
Dựa vào cấu tạo của các địa danh ta thấy các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn được cấu tạo chủ yếu theo cấu tạo phức.
Dựa vào ý nghĩa của các từ Hán Việt được sử dụng để đặt tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn ta thấy: Các “mĩ tự” thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp, giàu có, hạnh phúc, thanh bình của nhân dân.

2.3.  Lập bảng những từ ngữ đã được sử dụng để đặt tên cho đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn

STT

YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG

TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(XÃ, THỊ TRẤN)

SỐ LẦN XUẤT HIỆN

1

Thất 七

- Thị trấn Thất Khê

1

2

Khê 溪

- Thị trấn Thất Khê
- Xã (phường) : Khánh Khê

2

3

Bắc 北

- Xã (phường): Bắc Ái, Bắc Sơn, Bắc La, Bắc Thủy, Bắc Xa, Bắc Lãng, Tĩnh Bắc

7

4

Cao 高

- Thị trấn: Cao Lộc
- Xã (phường): Cao Minh, Cao Lâu, Cao Lộc

2

5

Minh 明

- Xã (phường): Cao Minh, Minh Khai, Minh Phát, Minh Sơn, Minh Hòa, Minh Tiến

6

6

Chi 支

- Thị trấn Chi Lăng
- Xã  (phường): Chi Lăng

2

7

Chí 志

- Xã (phường): Chí Minh

1

8

Đại 大

- Xã (phường): Đại Đồng

1

9

Đồng 同

- Xã (phường): Đại Đồng, Đồng Tân, Đồng Tiến, Đồng Thắng, Đồng Bục, Đồng Đăng, Đồng Ý, Đồng Xá, Kim Đồng, Đồng Giáp

10

10

Đào 桃

- Xã (phường): Đào Viên

1

11

Viên 园

- Xã (phường): Đào Viên, Sàn Viên

2

12

Đề 题

- Xã (phường): Đề Thám

1

13

Thám 探

- Xã (phường): Đề Thám, Hoa Thám

2

14

Đoàn 团

- Xã (phường): Đoàn Kết, Tân Đoàn

2

15

Kết 结

- Xã (phường): Đoàn Kết

1

16

Đội 队

- Xã (phường): Đội Cấn

1

17

Cấn艮

- Xã (phường): Đội Cấn

1

18

Hùng雄

- Xã (phường): An Hùng, Thụy Hùng, Hùng Sơn, Hùng Việt

4

19

Sơn 山

- Thị trấn: Bắc Sơn
- Xã (phường): Hùng Sơn, Bắc Sơn, Vũ Sơn, Tràng Sơn, Công Sơn, Mẫu Sơn, Lâm Sơn, Liên Sơn, Hồ Sơn, Hoà Sơn, Minh Sơn, Sơn Hà, Thanh Sơn, Yên Sơn

15

20

Việt 越

- Xã (phường): Hoàng Việt

1

21

Kháng 抗

- Xã (phường): Kháng Chiến

1

22

Chiến 战

- Xã (phường): Kháng Chiến, Chiến Thắng

2

23

Kim 金

- Xã (phường): Kim Đồng

1

24

Quốc 国

- Xã (phường): Quốc Khánh, Quốc Việt

2

25

Khánh 庆

- Xã (phường): Quốc Khánh, Trùng Khánh, Khánh Khê, Bằng Khánh, Hữu Khánh

5

26

Tân 新

- Xã (phường): Tân Minh, Tân Tiến, Tân Yên, Tân Hòa, Tân Văn, Tân Lang, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Tân Việt, Tân Hương, Tân Lập, Tân Tri, Tân Đoàn, Tân Liên, Tân Thành

17

27

Tiến 进

- Xã (phường): Tân Tiến, Vĩnh Tiến, Nhất Tiến, Đồng Tiến, Minh Tiến, Nhật Tiến

6

28

Yên 安

- Xã (phường): Tân Yên, Yên Lỗ, Việt Yên, Lộc Yên, Yên Trạch, Yên Khoái, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng

10

29

Tri 知

- Xã (phường): Tri Phương, Tân Tri, Tri Lễ

3

30

Phương 方

- Xã (phường): Tri Phương

1

31

Trung 中

- Xã (phường): Bình Trung

1

32

Thành成

- Xã (phường): Trung Thành, Tân Thành, Thành Hòa, Hợp Thành

4

33

Vĩnh 永

- Xã (phường): Vĩnh Trại, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên, Vĩnh Lại

4

34

Bình 平

- Xã (phường): Hòa Bình, Bình Phúc, Yên Phúc, Lộc Bình, Thái Bình, Yên Bình

6

35

La 羅

- Xã (phường): Bình La, Bắc La, Nam La

3

36

Hòa 和

- Xã (phường): Hòa Bình, Quý Hòa, Tân Hòa, Thiện Hòa, Hòa Cư, Hòa Lạc, Hòa Sơn, Hòa Thắng, Minh Hòa

9

37

Hoa 花

- Xã (phường): Hoa Thám

1

38

Hoàng 黄

- Xã (phường): Hoàng Văn Thụ

1

39

Văn 文

- Xã (phường): Hoàng Văn Thụ

1

40

Thụ 树

- Xã (phường): Hoàng Văn Thụ

1

41

Hồng 红

- Xã (phường): Hồng Phong, Hồng Thái

2

42

Thái 太

- Xã (phường): Hồng Thái

1

43

Hưng 兴

- Xã (phường): Hưng Đạo, Hưng Vũ

2

44

Đạo 道

- Xã (phường): Hưng Đạo

1

45

Khai 开

- Xã (phường): Minh Khai

1

46

Mông 蒙

- Xã (phường): Mông Ân

1

47

Ân恩

- Xã (phường): Mông Ân

1

48

Quang 光

- Xã (phường): Quang Trung, Quang Lang

2

49

Trung 中

- Xã (phường): Bình Trung, Quang Trung, Trung Thành

3

50

Quý貴

- Xã (phường): Quý Hòa

1

51

Văn 文

- Thị trấn: Văn Quan
- Xã (phường):  Hoàng Văn Thụ, Văn An, Tân Văn

4

52

Thiện 善

- Xã (phường): Thiện Thuật, Thiện Kỵ, Thiện Long, Thiện Hòa

4

53

Thuật沭

- Xã (phường): Thiện Thuật

1

54

Tô 囌

- Xã (phường): Tô Hiệu

1

55

Hiệu 敩

- Xã (phường): Tô Hiệu

1

56

Lỗ 鲁

- Xã (phường):  Yên Lỗ

1

57

Na  那

- Thị trấn: Na Sầm, Na Dương

2

58

Sầm 岑

- Thị trấn: Na Sầm

1

59

An 安

- Xã (phường): An Hùng, Đại An, Văn An, Vân An

4

60

Miễn 勉

- Xã (phường): Gia Miễn

1

61

Xá 垞

- Xã (phường): Đồng Xá, Khuất Xá, Bính Xá, Phú Xá

4

62

Hội 会

- Xã (phường): Hội Hoan

1

63

Hoan 欢

- Xã (phường): Hội Hoan

1

64

Nam 南

- Xã (phường): Nam Quan, Nam La

2

65

Nhạc 乐

- Xã (phường):  Nhạc Kỳ

1

66

Kỳ奇

- Xã (phường): Nhạc Kỳ

1

67

Lang郎

- Xã (phường): Tân Lang, Quang Lang

2

68

Mỹ 美

- Xã (phường): Phú Mỹ, Tân Mỹ

2

69

Tác 作

- Xã (phường): Tân Tác

1

70

Thanh 清

- Xã (phường): Tân Thanh, Tam Thanh, Thanh Sơn, Thanh Long, Thanh Lòa

5

71

Thụy 瑞

- Xã (phường): Thụy Hùng

1

72

Trùng 重

- Xã (phường): Trùng Khánh, Trùng Quán

2

73

Quán懽

- Xã (phường): Trùng Quán

1

74

Thắng 勝

- Xã (phường): Chiến Thắng, Quyết Thắng

2

75

Chiêu召

- Xã (phường): Chiêu Vũ

1

76

Vũ 雨

- Xã (phường): Chiêu Vũ,Hưng Vũ

2

77

Ý 意

- Xã (phường): Đồng Ý

1

78

Hữu 右

- Huyện: Hữu Lũng
- Xã (phường): Hữu Vĩnh, Hữu Lễ, Hữu Lân, Hữu Kiên, Hữu Liên

6

79

Đống栋

- Xã (phường): Long Đống

1

80

Nhất 一

- Xã (phường): Nhất Hòa

1

81

Quỳnh 琼

- Xã (phường): Quỳnh Sơn

1

82

Hương 香

- Xã (phường): Tân Hương

1

83

Lập 立

- Xã (phường): Tân Lập

1

84

Trấn鎭

- Xã (phường): Trấn Ninh

1

85

Vạn 万

- Xã (phường): Vạn Thủy

1

86

Thủy 水

- Xã (phường): Vạn Thủy, Bắc Thủy, Vân Thủy

3

87

Lăng 陵

- Xã (phường): Chi Lăng

1

88

Lễ 礼

- Xã (phường): Tri Lễ, Xuất Lễ, Xuân Lễ

3

89

Quan  官

- Xã (phường): Nam Quan, Quan Bản, Đông Quan, Quan Sơn

4

90

Phúc  幅

- Xã (phường): Yên Phúc

1

91

Chu  周

- Xã (phường): Chu Túc

1

92

Túc粟

- Xã (phường): Chu Túc

1

93

Giáp甲

- Xã (phường): Song Giáp

1

94

Lương 良

- Xã (phường): Lương Năng, Đô Lương

2

95

Năng 能

- Xã (phường): Lương Năng

1

97

Phú 福

- Xã (phường): Phú Xá

1

98

Song 双

- Xã (phường): Song Giang, Song Giáp

2

99

Giang 江

- Xã (phường): Song Giang

1

100

Ninh 宁

- Xã (phường): Trấn Ninh

1

101

Tràng长

- Huyện: Tràng Định
- Xã (phường): Tràng Phái, Tràng Các

3

102

Các 格

- Xã (phường): Tràng Các

1

104

Phái蒎

- Xã (phường): Tràng Phái

1

105

Tú琇

- Xã (phường): Tú Xuyên, Tú Đoạn, Tú Mịch

3

106

Xuyên川

- Xã (phường): Tú Xuyên

1

107

Vân 云

- Xã (phường): Vân Mộng, Vân Thủy

2

108

Mộng 梦

- Xã (phường): Vân Mộng

1

109

Lại俫

- Xã (phường): Vĩnh Lại

1

110

Xuân 春

- Xã (phường): Xuân Long, Xuân Dương, Xuân Lễ, Xuân Mãn, Xuân Tình

5

111

Mai 梅

- Xã (phường): Mai Sao

1

112

Lộc 祿

- Thị trấn: Lộc Bình, Cao Lộc
- Xã (phường): Lộc Yên

3

113

Đăng 燈

- Thị trấn: Đồng Đăng

1

114

Bảo 宝

- Xã (phường): Bảo Lâm

1

115

Lâm 林

- Xã (phường): Bảo Lâm, Lâm Ca

2

116

Lâu 樓

- Xã (phường): Cao Lâu

1

117

Công 公

-Xã (phường): Công Sơn

1

118

Cát 吉

- Xã (phường): Gia Cát

1

119

Hải 海

- Xã (phường): Hải Yến

1

120

Yến 燕

- Xã (phường): Hải Yến

1

121

Cư居

- Xã (phường): Hòa Cư

1

122

Hợp合

- Xã (phường): Hợp Thành

1

123

Mẫu 姆

- Xã (phường): Mẫu Sơn

1

124

Liên聯

- Xã (phường): Tân Liên, Hữu Liên

2

125

Thạch 石

- Xã (phường): Thạch Đạn

1

126

Đạn弹

- Xã (phường): Thạch Đạn

1

127

Xuất 出

- Xã (phường): Xuất Lễ

1

128

Trạch宅

- Xã (phường): Yên Trạch

1

129

Dương 阳

- Xã (phường): Na Dương, Xuân Dương

2

130

Đông 东

- Xã (phường): Đông Kinh, Đông Quan

2

131

Hiệp劦

- Xã (phường): Hiệp Hạ

1

132

Hạ 下

- Xã (phường): Hiệp Hạ

1

133

Lân潾

- Xã (phường): Hữu Lân

1

134

Khuất屈

- Xã (phường): Khuất Xá

1

135

Lợi 利

- Xã (phường): Lợi Bác

1

136

Bác博

- Xã (phường): Lợi Bác

1

137

Lục 六

- Xã (phường): Lục Thôn

1

138

Thôn 村

- Xã (phường): Lục Thôn

1

139

Phát 发

- Xã (phường): Minh Phát

1

140

Như 如

- Xã (phường): Như Khuê

1

141

Khuê奎

- Xã (phường): Như Khuê

1

142

Nhượng让

- Xã (phường): Nhượng Bạn

1

143

Bạn伴

- Xã (phường): Nhượng Bạn

1

144

Bản坂

- Xã (phường): Quan Bản

1

145

Sàn 潺

- Xã (phường): Sàn Viên

1

146

Tam 三

- Xã (phường): Tam Gia, Tam Thanh

2

147

Tĩnh 静

- Xã (phường): Tĩnh Bắc

1

148

Tú 琇

- Xã (phường): Tú Mịch, Tú Đoạn

2

149

Đoạn 斷

- Xã (phường): Tú Đoạn

1

150

Mịch 寞

- Xã (phường): Tú Mịch

1

151

Mãn 满

- Xã (phường): Xuân Mãn

1

152

Tình 情

- Xã (phường): Xuân Tình

1

153

Khoái 快

- Xã (phường): Yên Khoái

1

154

Mỏ 摸

- Thị trấn Đồng Mỏ

1

155

Bằng 朋

- Xã (phường): Bằng Khánh, Bằng Hữu, Bằng Mạc

2

156

Mạc 嗼

- Xã (phường): Bằng Mạc

1

157

Kiên坚

- Xã (phường): Hữu Kiên, Kiên Mộc

2

158

Sao弰

- Xã (phường): Mai Sao

1

159

Nhân 仁

- Xã (phường): Nhân Lý

1

160

Lý李

- Xã (phường): Nhân Lý

1

161

Thượng 上

- Xã (phường): Thượng Cường

1

162

Cường強

- Xã (phường): Cường Lợi, Thượng Cường

2

163

Y 伊

- Xã (phường): Y Tịch

1

164

Tịch夕

- Xã (phường): Y Tịch

1

165

Đình亭

- Thị trấn: Đình Lập
- Xã (phường): Đình Lập

1

166

Lãng 朗

- Huyện: Văn Lãng
- Xã (phường): Bắc Lãng

2

167

Xa 觰

- Xã (phường): Bắc Xa

1

168

Châu 州

- Xã (phường): Châu Sơn

1

169

Mộc 木

- Xã (phường): Kiên Mộc

1

170

Ca歌

- Xã (phường): Lâm Ca

1

171

Cai硙

- Xã (phường): Cai Kinh

1

172

Kinh 京

- Xã (phường): Đông Kinh, Cai Kinh

2

173

Đô 都

- Xã (phường): Đô Lương

1

174

Hồ 湖

- Xã (phường): Hồ Sơn

1

175

Nhật 日

- Xã (phường): Nhật Tiến

1

176

Quyết 决

- Xã (phường): Quyết Thắng

1

176

Hà 何

- Xã (phường): Sơn Hà

1

177

Kỵ 塈

- Xã (phường): Thiện Kỵ

1

178

Nham 岩

- Xã (phường): Vân Nham

1

179

Thịnh 盛

- Xã (phường): Yên Thịnh

1

180

Vượng  旺

- Xã (phường): Yên Vượng

1

181

Phong 峯

- Xã (phường): Xã Hồng Phong

1

 

3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN VÀ CHỮ NÔM KHI ĐẶT TÊN CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, XÃ CỦA TỈNH LẠNG SƠN

3.1.  Chữ Hán chiếm phần lớn trong tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã
Qua bước đầu khao sát việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong việc đặt tên cho các đươn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn ta thấy phần lớn các từ được sử dụng được đặt tên ở đây là mượn các từ Hán Việt (436/180 lần xuất hiện, khoảng 98,9%). Các chữ được sử dụng với tần số cao như: Tân, Xuân, Bắc, Minh…Các từ Hán Việt này thuộc các nhóm chữ khác nhau như:
3.1.1. Nhóm chữ khái niệm, phạm trù, nguyện vọng
Có thể xem đây là các “mĩ tự”, ta thường gặp như:
YÊN: Tân Yên, Yên Lỗ, Yên Phúc, Việt Yên, Yên Khoái, Yên Bình, Yên Thịnh, Yên Vượng, Yên Sơn
HÒA: Hòa Bình, Hòa Lạc, Hòa Cư, Hòa Sơn, Nhất Hòa, Quý Hòa, Tân Hòa, Thiện Hòa, Thành Hòa
CÁT: Gia Cát
3.1.2. Nhóm chỉ phương hướng, vị trí
Các chữ chỉ phương hướng, vị trí được sử dụng như: Bắc, Nam, Đông, Trung, Thượng, Hạ…
BẮC: Bắc Sơn, Tĩnh Bắc, Bắc Xa…
ĐÔNG: Đông quan
NAM: Nam Quan
TRUNG: Bình Trung
THƯỢNG: Thượng Cường
HẠ: Hiệp Hạ
3.1.3. Ngoài ra, còn có một số chữ khác cũng có tần suất xuất hiện khá nhiều như: Hòa, Tân, Sơn,…
Từ Hán Việt được sử dụng nhiều trong việc đặt tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở tỉnh Lạng Sơn là do nguyên nhân có tính chất chung của các địa danh ở Việt Nam. Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc sau một nghìn năm bị phương Bắc đô hộ, Lạng Sơn giáp với Trung Quốc và cũng là một tỉnh có lịch sử hình thành, phát triển khá lâu đời vì vậy việc chịu ảnh hưởng văn hóa Hán trong việc đặt tên địa danh là quy luật tất yếu.
Theo thống kê trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người Việt hiện nay, có khoảng hơn 65% số từ được sử dụng là từ Hán Việt. Từ Hán Việt từ lâu đã đi sâu vào nếp nghĩ, nếp sinh hoạt hàng ngày của người Việt vì vậy việc sử dụng chữ Hán để đặt tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng và ở Việt Nam nói chung là một quy luật có thể lý giải và đã được thừa nhận.
Chữ Nôm ra đời muộn hơn, việc dùng chữ Nôm đặt tên cho địa danh chủ yếu là tên thôn làng, tên huyện xã ít hơn như xã: Đồng Bục,Thanh Lòa. Đó là cách đặt tên của nhân dân lao động thường dùng. Tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã chủ yếu là do nhà nước đặt, vì vậy các từ Hán Việt được sử dụng nhiều. Ngoài ra, có thể do một số lượng lớn người miền xuôi lên khai hoang, phát triển ở Lạng Sơn bị Tày hóa, Nùng hóa cho nên việc đặt tên cũng có phần ảnh hưởng của người vùng đó.
3.2. Về mặt cấu tạo, đa số các tên địa danh hành chính cấp huyện, xã của tỉnh đều có cấu tạo phức, cấu tạo đơn thì chưa xuất hiện
3.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn
Các địa danh gồm một từ đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn.  Cách cấu tạo này có trong địa danh chữ Nôm.  Trong các đơn vị hành chính cấp huyện,xã của tỉnh lạng Sơn thì số lượng từ này có rất ít, duy chỉ có xã Đồng Ý (huyện Bắc Sơn) là có cấu tạo này.
3.2.2. Địa danh có cấu tạo phức
Các địa danh gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trở lên thuộc loại cấu tạo phức. Loại này có 2 loại nhỏ: loại thứ nhất là quan hệ đẳng lập, loại thứ hai gồm các thành tố có quan hệ chính phụ.
  • Loại gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập
Loại này gồm các thành tố có cùng một loại từ loại và cùng một chức năng. Trong tên các đơn vị hành chính ở tỉnh Lạng Sơn thì loại này xuất hiện khá nhiều như: Tân Yên, Tân Tác, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng, Trùng Quán, Tân Mỹ,...
  • Loại gồm các thành tố có quan hệ chính phụ
Loại này gồm hai thành tố trong đó có một thành tố chính và một thành phố có chức năng bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính, thường là địa danh gồm một thành tố kết hợp với các từ chỉ hướng, vị trí như: Bắc Sơn, Đông Quan, Nam Quan, Bắc Thủy… Có loại thì nêu được đặc điểm tình hình hiện nay như thị trấn Nông trường Thái bình… Loại này chiếm số lượng không nhiều trong cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Lạng Sơn.
Như vậy, về mặt cấu tạo địa danh hành chính cấp huyện, xã ở tỉnh Lạng Sơn chủ yếu được cấu tạo phức, cấu tạo đơn chiếm tỉ lệ rất ít. Cấu tạo phức là do nhà nước đặt, tạo cho địa danh sự cân đối, hài hòa. Còn một số địa danh hành chính có cấu tạo khác có thể là do nhân dân lao động trong quá trình sinh sống mà đặt ra.
3.3. Sự biến đổi tên địa danh hành chính cấp huyện, xã tỉnh Lạng Sơn
Mỗi một địa danh ra đời và mất đi đều có nguyên nhân khách quan của nó. Khi các địa danh cũ không còn phù hợp với quan điểm chính trị của một chế độ mới thì người ta phải thay chúng bằng những tên gọi khác, cộng thêm tâm lý thích dùng từ Hán Việt để đặt tên của nhân dân ta. Khi nước ta còn dưới chế độ phong kiến, xu hướng ưu tiên đối với loại địa danh vốn là tên người hoặc tên các sự kiện lịch sử, các địa danh lịch sử cũ, ta cần chú ý tới khía cạnh chính trị, giá trị đạo đức của nó. Các vị vua quan có công với nước, với dân; các địa danh có tên liên quan tới những thành tích của tiền nhân, những sự kiện làm vẻ vang dân tộc được dùng đặt tên không chỉ các đơn vị hành chính mà cả các công trình xây dựng. Như thành phố Lạng Sơn có phường Hoàng Văn Thụ, huyện Tràng Định có các xã Đề Thám, Đội Cấn, Kim Đồng, Chí Minh, Chi Lăng; huyện Bình Gia có các xã như Hoa Thám, Hồng Phong, Hưng Đạo, Minh Khai, Quang Trung, Tô Hiệu; huyện Bắc Sơn thì có thị trấn Bắc Sơn… Nhưng cho đến thời điểm này, thì chưa có địa danh nào mất đi và thay đổi, sự ổn định này nguyên nhân có thể do tên của các địa danh hành chính cấp huyện, xã được nhân dân dễ dàng chấp nhận và nhanh chóng đi sâu vào nếp quen sử dụng.
Từ các đặc điểm của việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong đặt tên địa danh hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn ta có thể đưa ra các tiêu chuẩn đặt địa danh như sau:
- Một là, tính dân tộc, tính tuyền thống
Về mặt ngôn ngữ các từ thuần Việt và Hán Việt là hai thành phần chủ yếu của tiếng Việt. Do đó các địa danh thuần Việt và Hán Việt chiếm số lượng khá lớn tong địa danh Việt Nam và rất quen thuộc, trở thành truyền thống đối với người Việt.
Mặt khác địa danh bằng chữ cũng đã trở thành truyền thống hầu hết các dân tộc tên thế giới, trong đó có dân tộc ta. Còn địa danh bằng số chỉ phổ biến ở một số địa phương nhỏ ở một vài nước trên thế giới. Các địa danh bằng số ngắn gọn, tiện dụng nhưng khô khan, thiếu tính biểu cảm. Chúng còn một số điểm bất tiện là mỗi khi cần thêm hoặc bớt một đơn vị thì hệ thống sẽ bị dôi hoặc bị hổng.
- Hai là, tính chính trị, đạo đức
Đối với địa danh vốn là tên người hoặc tên các sự kiện lịch sử, các địa danh lịch sử cũ, ta cần chú ý tới khía cạnh chính trị, giá trị đạo đức của nó. Các vị vua quan có công với nước, với dân; các địa danh có liên hệ tới những thành tích của tiền nhân, những sự kiện làm vẻ vang dân tộc,… ta phải dành vị trí ưu tiên, chẳng hạn như: Minh Khai, Kim Đồng, Đề Thám, Hoàng Văn Thụ,…
Ngược lại, ta không thể đưa tên các vua, quan có tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản quốc những sự kiện bất lợi cho dân tộc vào địa danh, chẳng hạn Đồng Khánh, Triệu Đà, Lê Long Đĩnh, Trần Kiệm…
- Ba là, tính lịch sử, tính địa phương
Đối với địa danh cổ, hiện nay vẫn giữ được những địa danh đó, có thể trong tương lai sẽ thay đổi nhưng tên địa danh sẽ là cơ sở để bảo lưu cho đời sau, có như vậy “con cháu chúng ta sẽ biết được lịch sử qua những tên địa danh, và con cháu chúng ta sẽ biết ơn vì sự giữ lại các địa danh này” và các nhà khoa học lịch sử mới dễ dàng trong việc truy tầm địa bàn của các địa danh hành chính cũ.
Mặt khác, các địa danh mới cũng cần phản ánh đặc điểm của địa phương đó. Để đạt được tiêu chuẩn tên, ta cần chú ý tới các từ địa phương, các ngành nghề, sản phẩm, các địa hình tự nhiên, các công trình xây dựng của địa phương. Có như vậy địa danh mới đa dạng, phong phú, tránh được tính đơn điệu và có bản sắc riêng. 
- Bốn là, tính đại chúng, tiện dụng
Để dễ nhớ, tiết kiệm trong lúc nói và viết, các địa danh cần ngắn gọn.  Sự thống kê các địa danh cả nước nói chung và tỉnh nói riêng cho thấy đa số địa danh có hai âm tiết, kế đến là một và ba âm tiết.
- Năm là, tính thẩm mĩ
Tính thẩm mĩ thể hiện ở ngữ nghĩa các yếu tố cấu thành địa danh. Các từ Hán Việt có ý nghĩa tốt đẹp thường được chọn để đặt địa danh.
Việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở tỉnh Lạng Sơn có những đặc điểm sau: chữ Hán chiếm phần lớn các từ ngữ được sử dụng để đặt tên, chữ Nôm thì không xuất hiện nhiều trong tên các địa danh. Những chữ Hán được sử dụng ở đây đều là những từ có ý nghĩa tốt đẹp thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cấu tạo chủ yếu là cấu tạo phức. Đặc điểm này khá giống với đặc điểm cấu tạo địa danh của các tỉnh khác thuộc vùng núi Đông Bắc, những tỉnh có khá nhiều đặc điểm giống nhau về lịch sử và thổ nhưỡng.
4. KẾT LUẬN
Địa danh học là một ngành chuyên nghiên cứu ý nghĩa nguồn gốc và những biến đổi của địa danh. Ngoài ra địa danh học còn nghiên cứu cấu tạo của địa danh, cả phương thức địa danh. Bước đầu khảo sát việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm tên đơn vị hành chính cấp huyện, xã tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào việc nghiên cứu địa danh học ở nước ta. Lạng Sơn là một tỉnh nhỏ thuộc vùng núi Đông Bắc, với 11 đơn vị hành chính cấp huyện, xã là thành phố Lạng Sơn, và các huyện Bình Gia, Tràng Định, Văn Quan, Hữu Lũng, Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Lãng, Đình Lập, Bắc Sơn, Lộc Bình. Qua quá trình hình thành và phát triển, thì tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh khá ổn định. 
Từ việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thấy việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn có những đặc điểm:
Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện xã được cấu tạo từ gần 200 từ Hán Việt, chữ Nôm không có. Tỉ lệ chữ Hán chiếm đa số cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc và phổ biến của chữ Hán trong đời sống nhân dân trong tỉnh.  Đây cũng là quy luật phổ biến ở nước ta.
Những chữ Hán được sử dụng đặt tên cho các đơn vị hành chính cấp huyện, xã nơi đây chủ yếu là các “mĩ từ” thể hiện mong muốn, nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp nên các từ được sử dụng nhiều như Yên, Vũ, Khánh, Hòa, Tiến, …
Về mặt cấu tạo, tên các đơn vị hành chính ở tỉnh Lạng Sơn được cấu tạo theo phương thức duy nhất là cấu tạo phức. Cấu tạo phức chiếm phần lớn trong cách thức cấu tạo địa danh hành chính nơi đây.
Bước đầu khảo sát việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong việc đặt tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đã khảo sát, thống kê và phân loại tên các đơn vị hành chính nơi đây và những đặc điểm của chữ Hán và chữ Nôm trong tên gọi các đơn vị hành chính của tỉnh. Tuy nhiên do sự sưu tập chưa thật sự đầy đủ và chính xác nên các vấn đề chưa được giải quyết sâu sắc, toàn diện. Nếu có điều kiện nghiên cứu ở trình độ cao hơn chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện đầy đủ và chính xác hơn.
 
TÀI  LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
  1. Đào Duy Anh (2004), Hán Việt từ điển, NXB KHXH, H.
  2. Nguyễn Văn Âu (2002), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, NXB ĐHQGHN, H.
  3. Thiều Chửu (2004), Tự điển Hán Việt, NXB Thanh niên, H.
  4. Nguyễn Quang Hồng (2014), Tự điển chữ Nôm dẫn giải, NXB KHXH, H.
  5. Nhiều tác giả (1999), Địa chí Lạng Sơn, NXB Chính trị Quốc Gia, H.
  6. Nguyễn Văn Phụng (2012), Nghiên cứu địa danh tỉnh Bình Thuận, LVThS ĐHSP Hà Nội.
 

Tác giả bài viết: Đặng Thế Anh, Nguyễn Khánh Ly

Nguồn tin: Khoa Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-04-2024_2d6156134b231cd4fb2299122e4cf1cf.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)