Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Chương trình ngoại khóa “Văn hóa ứng xử trong trường mầm non”

Thứ năm - 08/02/2018 03:55
Thực hiện kế hoạch năm học của Khoa Giáo dục mầm non trường CĐSP Lạng Sơn. Ngày 02/02/2018 Khoa Giáo dục mầm non đã tổ chức ngoại khóa với chủ đề: “Văn hóa ứng xử trong trường mầm non”.
Với đặc thù là một khoa quản lý và đào tạo học sinh sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non. Vấn đề thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mầm non của học sinh sinh viên khi đi thực tập, thực tế tại các cơ sở giáo dục mầm non là một yêu cầu luôn được nhà  trường và khoa GDMN quan tâm trong giáo dục học sinh sinh viên, để khi ra trường mỗi sinh viên không chỉ có trong mình tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn có những phẩm chất nhân cách đặc thù của người giáo viên mầm non. Đặc biệt là các kỹ năng mềm trong giao tiếp và ứng xử khi đi thực tập sư phạm tốt nghiệp.
Chính từ yêu cầu đó, với mục đích tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử một cách tích cực và chuẩn mực cho sinh viên trước khi đi thực tập tốt nghiệp cuối khóa. Khoa GDMN đã “Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung…” cho buổi ngoại khóa với chủ đề: “Văn hóa ứng xử trong trường mầm non”.
 


Sinh hoạt chuyên môn chuẩn bị cho công tác ngoại khóa
          Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
          Thực tế cho thấy rằng trong giao tiếp chỉ một lời nói thiếu tế nhị, một hành động khiếm nhã cũng có thể tạo nên những hiềm khích, những xung đột và vô hình chung sẽ làm thui chột dần dần mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Vì thế sự khéo léo trong giao tiếp là một điều kiện không thể thiếu được trong thế giới tinh thần của con người. Giao tiếp là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được, bất kỳ ai cũng phải học điều đó.
 Nhờ khả năng giao tiếp mà con người có thể tìm được tiếng nói chung trong hoạt động, do đó sức mạnh của họ được tăng lên gấp bội. Khả năng giao tiếp còn là chiếc chìa khoá mở rộng cánh cửa bí ẩn của tâm linh, giúp con người khám phá ra những vẻ đẹp của nhau, thương yêu nhau, sát cánh cùng nhau vươn tới những chân trời hạnh phúc.
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh thì văn hóa ứng xử đòi hỏi ngày càng phải được tôn trọng thực thi, làm cho hiệu quả ứng nhân xử thế được cải thiện. Mỗi cái bắt tay, mỗi nụ cười đều mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc, môi trường an lành làm việc để khát khao cống hiến. Văn hoá ứng xử không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của con người trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm văn hóa ứng xử vẫn tồn tại trong các cơ quan, đơn vị làm ảnh hưởng đến các cá nhân, tập thể, làm giảm tính tích cực trong công việc, giảm hiệu quả lao động. Thậm chí gây ra những xung đột, căng thẳng trong các mối quan hệ giữa mọi người, trong đó không ít nảy sinh trong các nhóm học sinh sinh viên khi đi thực tập tại các cơ sở giáo dục mầm non.
 

 
Ngày 02 tháng 02 năm 2018 khoa Giáo dục mầm non tổ chức buổi ngoại khóa cho sinh viên khối năm thứ 3 chuẩn bị tham gia thực tập tốt nghiệp với các nội dung phong phú và thiết thực.
Thứ nhất, tổ chức xem video về văn hóa ứng xử của người Việt Nam:
Qua video sinh viên thấy được vai trò của văn hóa ứng xử quan trọng như thế nào đối với mỗi cá nhân chúng ta trong cuộc sống và trong công việc.Văn hóa ứng xử rất quan trọng nó là một trong những động lực thúc đẩy chúng ta phát triển.
Thứ hai, trình bày tham luận: Tham luận “Ứng xử có văn hóa với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non” và tham luận “Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên với trẻ ở trường mầm non” của sinh viên Đỗ Thanh Loan K12MN B, SV Vi Thị Khánh Ly - Lớp K12MNA.

SV Đỗ Thanh Loan K12MNB trình bầy tham luận
“Ứng xử có văn hóa với cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong trường mầm non”
 

SV Vy Thị Khánh Ly K12MNA trình bầy tham luận
 “Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên với trẻ ở trường mầm non”
 
Các tham luận đã nêu lên được một số kinh nghiệm quí báu trong giao tiếp ứng xử của sinh viên với cán bộ, giáo viên nhân viên và trẻ ở trường mầm non: Trong thời gian thực tập sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với hoạt động liên quan đến nghề nghiệp của mình sau này. Bên cạnh đó, còn giúp SV củng cố mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp. SV khi đi thực tập sẽ gặp phải vô vàn tình huống sư phạm khó khăn và phức tạp, mà phần lớn vấn đề nằm ở kỹ năng giao tiếp, ứng xử giữa sinh viên với giáo viên hướng dẫn, với cán bộ giáo viên, nhân viên và ở trường mầm non. Vì vậy mỗi sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin, vui vẻ, bình tĩnh, có thái độ khiêm tốn, giao tiếp đúng mực với mọi người ở trường mầm non; luôn có tinh thần cầu tiến, mạnh dạn trong trao đổi học tập kinh nghiệm với giáo viên hướng dẫn, các bạn trong đoàn... Khi có vấn đề chưa rõ cần mạnh dạn hỏi, trao đổi chi tiết, cụ thể với giáo viên hướng dẫn. Cần đón nhận những ‎ kiến góp, nhận xét thật vui vẻ, không tự ái, không nên đặt cái tôi bản thân quá cao, cần mạnh dạn đề xuất sáng kiến và ƯDCNTT trong các hoạt động giảng dạy, khéo léo trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn... Tuyệt đối tránh nhận xét, nói không đúng lúc, đúng chỗ, không mang tính xây dựng… Nếu có vấn đề gì cần trao đổi, phản hồi kịp thời với trưởng đoàn thực tập hoặc giáo viên chủ nhiệm.
Đối với trẻ các bạn sinh viên trước tiên phải hiểu được tâm lý trẻ, trong các hoạt động cần tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn để thu hút trẻ tham gia một cách tích cực. Luôn bình tĩnh, tự kiềm chế trước mỗi tình huống. Luôn tôn trọng trẻ, kể cả những khi trẻ có vi phạm. Khích lệ, biểu dương trẻ kịp thời. Thể hiện lòng nhân ái, vị tha, yêu thương của cô với trẻ.
            Ngoài ra, cần có tinh thần đoàn kết, thái độ khiêm tốn, tôn trọng bạn của mình, tuyệt đối tránh tư tưởng bè phái, gây mất đoàn kết, công kích lẫn nhau trong đoàn. Phát huy tinh thần vì tập thể, sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau của các bạn trong nhóm góp phần không nhỏ vào kết quả thực tập ...
Thứ ba, ứng xử tình huống: Các tình huống ứng xử giữa sinh viên với giáo viên hướng dẫn và giữa sinh viên với trẻ. Qua các tình huống sinh viên biết cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo và đáp ứng được văn hóa ứng xử trong giao tiếp với giáo viên và trẻ ở trường mầm non.
 


 
          Thứ tư, trò chơi giải ô chữ: Gồm 05 ô chữ với các gợi ý liên quan đến văn hóa ứng xử trong trường mầm non. Các ô chữ đã đưa ra nhiều thử thách với sinh viên. Tuy nhiên sinh viên vẫn rất xuất sắc giải các ô chữ này.
 


 
Thứ 5, phần thi Hiểu ý đồng đội: Trong giao tiếp cần có sự hiểu biết lẫn nhau, tìm ra sự đồng điệu trong suy nghĩ và tâm hồn. Tuy nhiên chỉ qua ngôn ngữ mô tả gián tiếp cộng với cử chỉ điệu bộ thì việc hiểu nhau và tìm ra tiếng nói chung không hề đơn giản.
          Ban tổ chức đưa ra các từ khóa trong gói câu hỏi (gồm 3 gói câu hỏi). Mỗi lớp cử 02 thành viên tham gia. Người thứ nhất bốc gói câu hỏi (Thời gian suy nghĩ một phút). Sau đó dùng cử chỉ (Ngón tay) nói rõ thứ tự từ khóa và gợi ý đồng đội bằng cách diễn đạt hành động hoặc dùng ngôn ngữ mô tả nhưng không được trùng lặp với từ khóa; người thứ hai sẽ đoán từ theo gợi ý của bạn.
 

 
Qua buổi ngoại khóa khoa GDMN muốn chia sẻ với các em sinh viên năm thứ 3 về văn hóa ứng xử trong trường mầm non. Buổi ngoại khóa cho các em những trải nghiệm không nhỏ về kĩ năng giao tiếp ứng xử trong trường mầm non. Đây là kiến thức bổ ích, thiết thực giúp các em có văn hóa ứng xử đúng mực trong trường mầm non khi các em đi thực tập tốt nghiệp.
 

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hòa

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_76ae2c2836031778c07efd51d9080702.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)