Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tăng cường trải nghiệm thực tế phổ thông - Giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên

Chủ nhật - 04/01/2015 20:39
          Cùng với đổi mới mục tiêu, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phát triển quy mô đào tạo, các cơ sở đào tạo giáo viên đã coi trọng đổi mới phương pháp dạy học, coi đây là khâu đột phá, quyết định chất lượng đào tạo. Giáo viên cũng nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học thực chất là cuộc cách mạng trong giáo dục nói chung và trong trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nâng cao chất lượng năng lực nghiệp vụ  sư phạm cho đội ngũ giảng viên vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện của quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục, là một khâu then chốt trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Không có kỹ năng sư phạm giỏi thì người giảng viên đó không thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong các nhà trường. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu, khẳng định sự tồn tại của đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng sư phạm, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.
          Trong những năm qua, trường CĐSP Lạng Sơn đã chú ý đến việc tổ chức hội thảo các cấp và tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; tổ chức hội thi Giảng viên giỏi và tăng cường thực tế phổ thông nhằm phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong nhà trường. Chúng tôi nhận thấy: Tăng cường công tác thực tế phổ thông là một trong những hoạt động bổ ích, thiết thực, mang tính cập nhật, gắn kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nguồn nhân lực.
          Các trường sư phạm bên cạnh chức trách, nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học, tìm tòi cái mới trong giáo dục thì việc tìm hiểu thực tiễn phổ thông - nơi tiếp nhận và sử dụng sản phẩm đào tạo của trường sư phạm là bức tranh sinh động nhất, hấp dẫn nhất mà giáo viên sư phạm cần cập nhật. Mục tiêu của sự phối hợp này nhằm hình thành mối liên hệ gắn kết giữa quá trình đào tạo ở trường sư phạm với thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông. Trong quá trình đào tạo sinh viên ở các trường sư phạm, giảng viên (đặc biệt là giảng viên giảng dạy phương pháp dạy học bộ môn) cần có kiến thức thực tế, nắm được yêu cầu dạy học của trường phổ thông. Qua tìm hiểu nội dung thực tế phổ thông, giảng viên có thêm những hiểu biết về giáo dục ở cơ sở; những vấn đề đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học. Từ đó liên hệ với chương trình đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng, kịp thời bổ sung, điều chỉnh, cấu trúc lại chương trình đào tạo, cập nhật các phương pháp, hình thức dạy học mới trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên. Kết thúc đợt tìm hiểu thực tế phổ thông, các tổ chuyên môn triển khai sinh hoạt đánh giá về tình hình thực tế phổ thông, xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên đồng thời tìm ra những điểm nhấn trong quá trình giảng dạy tại trường sư phạm đặc biệt là các học phần phương pháp giảng dạy chuyên ngành.
          Giảng viên cần tăng cường tiếp cận với môi trường dạy học ở phổ thông bằng nhiều con đường khác nhau như dự giờ, thăm lớp của giáo viên phổ thông; chỉ đạo, hướng dẫn sinh viên qua đợt thực tập sư phạm; nghiên cứu kế hoạch, chương trình dạy học và tài liệu về giáo dục phổ thông, thử nghiệm giảng dạy cho học sinh phổ thông…. Trải nghiệm thực tế phổ thông để tích lũy kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy, giúp sinh viên có thể thích ứng nhanh chóng sau khi ra trường. Đồng thời tăng cường trải nghiệm thực tế phổ thông là giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên.
          Trong những năm qua, tổ Giáo dục thể chất - Công tác Đội đã đào tạo được nhiều thế hệ giáo viên chuyên ngành Giáo dục thể chất cho các trường tiểu học, THCS trên địa bàn Tỉnh. Sản phẩm đào tạo của đơn vị đã được khẳng định về chất lượng chuyên môn thông qua những Hội thi giáo viên giỏi các cấp nhưng còn khiêm tốn. Để hiểu rõ chất lượng giảng dạy của giáo viên phổ thông và mong muốn cập nhật về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chuyên ngành Giáo dục thể chất hiện nay, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế cơ sở tại các trường huyện Chi Lăng và Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn. Qua dự giờ, thăm lớp và trao đổi chuyên môn, chúng tôi đã nắm bắt được nguyện vọng của giáo viên phổ thông về nội dung, chương trình cần bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung và đội hình tập luyện các môn thể thao tự chọn. Đồng thời giảng viên cũng hiểu được nhu cầu chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục ở phổ thông đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
 
Một số hình ảnh trong đợt tìm hiểu thực tế tại trường PTDTNT Văn Quan
 
                                                     

Dự giờ Thể dục của giáo viên Nhà trường

 
 
 
Trao đổi, thảo luận chuyên môn giữa giảng viên GDTC và giáo viên Thể dục   
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Quý

Nguồn tin: Tổ GDTC-CTĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_7435396eda3de44d2ec64cf36f3af7ca.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)