Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên thông qua học phần Thực hành nghiệp vụ sư phạm

Thứ hai - 01/06/2020 02:41
Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm là hai năng lực trụ cột của người giáo viên. Để có năng lực sư phạm, ngay từ những năm đầu tiên học ở trường sư phạm, sinh viên đã được tham gia rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (thực hành nghiệp vụ sư phạm). Trong đó, thực hành nghiệp vụ sư phạm là quá trình rèn nghề - “tập làm giáo viên” thông qua việc sinh viên tiếp cận với hệ thống kiến thức lý luận về nghề dạy học; rèn luyện kỹ năng sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu lao động sư phạm, đặc biệt là tạo cơ sở vững chắc để phát triển năng lực nghề nghiệp cho người giáo viên tương lai. Đồng thời là “cầu nối” nối liền giữa lý thuyết với thực hành một cách liên tục và khoa học. Vì vậy, tổ chức thực hành nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo, hướng tới các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Học phần Thực hành nghiệp vụ sư phạm gồm 4 tín chỉ được chia làm 2 kỳ, trong đó tăng cường thực hành rèn nghề là mục tiêu cốt lõi. Đây được xem là một trong những học phần quan trọng kết hợp rèn luyện kỹ năng nghề  nghiệp và kĩ năng sống cho sinh viên. Thực tế cho thấy, phần lớn sinh viên được rèn luyện nghiệp sư phạm một cách bài bản, khoa học thì sẽ có năng lực nghề nghiệp vững vàng và có khả năng thích ứng với cuộc sống luôn thay đổi.
Học phần Thực hành nghiệp vụ sư phạm giúp sinh viên tiếp thu được những kiến thức cơ bản, hệ thống về các năng lực nghề nghiệp như năng lực dạy học, năng lực giáo dục; năng lực tìm hiểu, làm quen và hòa nhập với môi trường thực tập sư phạm.... Học phần này còn giúp sinh viên hiểu được sự cần thiết, bản chất, cơ sở khoa học, quy trình, cách thức của việc hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển  các năng lực nghề nghiệp; các công việc mà giáo sinh cần chuẩn bị và thực hiện khi đi thực tập ở trường phổ thông cũng như nhiệm vụ của người giáo viên tương lai.
Để dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm đáp ứng chuẩn đầu ra, giảng viên bộ môn Tâm lý học - Giáo dục học đã và đang thực hiện các biện pháp sau:
Một là, xây dựng đề cương môn học, xác định được chuẩn đầu ra với các năng lực sau:
- Năng lực nhận thức: Hiểu được các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục; nghề dạy học; Những đổi mới trong giáo dục hiện nay; Phương pháp học tập của sinh viên sư phạm; Xây dựng mô hình người giáo viên tương lai.
- Năng lực chung: Xây dựng kế hoạch hoạt động sư phạm (dạy học, giáo dục); Giao tiếp, ứng xử sư phạm…
- Năng lực dạy học: Thiết kế bài học; Kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh; Tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh học tập; Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học; Trình bày bảng, đồ dùng và phương tiện dạy học; Sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình dạy học; Quản lý lớp học và xử lý tình huống sư phạm; Ghi chép, lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng khi đánh giá giờ học; Tổ chức đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh.
- Năng lực giáo dục: Dự đoán sự phát triển nhân cách học sinh; Cảm hóa học sinh; Đối xử khéo léo sư phạm; Vận động, phối kết hợp các lực lượng trong công tác giáo dục; Tổ chức, đánh giá  kết quả các hoạt động giáo dục…
- Năng lực làm công tác chủ nhiệm: Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm; Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Xây dựng tập thể học sinh; Tổ chức sinh hoạt lớp, họp cha mẹ học sinh; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh lớp chủ nhiệm; Liên kết và phối hợp với các lực lượng giáo dục; Lập hồ sơ và viết sổ chủ nhiệm; Đánh giá toàn diện kết quả các mặt hoạt động của lớp chủ nhiệm.
            - Năng lực tự học, hoàn thiện bản thân: Xác định mục tiêu; Làm việc nhóm; Kỹ năng sống; Ra quyết định; Kỹ năng tự học; Kỹ năng tự đánh giá.
Hai là, thiết kế và tổ chức đa dạng các hoạt động học tập giúp sinh viên tìm hiểu nội dung lý thuyết; quan sát tình huống sư phạm, trích đoạn video; thực hành các kỹ năng để hình thành và phát triển năng lực sư phạm.
             Ba là, chú trọng rèn luyện cho sinh viên phương pháp tự học, nghiên cứu tài liệu, tích cực rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, chú trọng rèn năng lực sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực như: Dạy học dự án, thảo luận nhóm, dạy học tình huống, bàn tay nặn bột, thực hành, trải nghiệm, thí nghiệm…; các kỹ thuật dạy tích cực như công não, chia nhóm, khăn trải bàn, trình bày một phút, hỏi và trả lời, viết tích cực, mảnh ghép, công não, sơ đồ KWL, tia chớp, bể cá, 5W1H, sơ đồ tư duy…
             Bốn là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho sinh viên suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và sáng tạo nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là, mỗi sinh viên vừa tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác với bạn học trong quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp. Lớp học trở nên thân thiện, sinh viên cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đồng thời bồi dưỡng ý thức tập luyện cá nhân, tập luyện theo nhóm trong quá trình rèn nghề. 
             Năm là, chú trọng đánh giá kết quả học tập trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập, thực hành; xây dựng phiếu đánh giá với các tiêu chí và các mức độ rõ ràng. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá với nhiều hình thức như: quan sát, sử dụng phương pháp vi mô (phân tích từng kỹ năng, phân tích qua video...); rèn kỹ năng phản hồi mang tính xây dựng. Công khai tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá khi bắt đầu học các chủ đề để sinh viên có định hướng hình thành các năng lực và coi trọng tự đánh giá.
Trong thời gian tới, tổ bộ môn sẽ tiếp tục tổ chức cho sinh viên tiếp cận với các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Hy vọng rằng, với sự tâm huyết, trách nhiệm và nghiệp vụ sư phạm vững vàng của giảng viên trong đơn vị, sinh viên sẽ được hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, đặc biệt là cập nhật Chương trình giáo dục phổ thông 2018./.

1

Thực hành nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Khoa Ngoại ngữ
 

Tác giả bài viết: Đinh Thị Tình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/05-01-2025_7b26e4dcc584e582d68d6fbb41e2a7bd.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)