Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa ứng xử của chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ năm - 31/05/2018 08:35
Tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa ứng xử của chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người
(Nhân dịp kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2018))

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ân cần với người cao tuổi: Ảnh tư liệu
 
            Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức, phong cách luôn được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày của Người.
            Đặc biệt, phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện qua hoạt động thực tế của cuộc sống. Trong đó, văn hóa ứng xử của Người là một phương diện độc đáo của phong cách đó.
 Mặc dù Người đã đi xa nhưng giá trị văn hóa ứng xử của Người luôn sống mãi trong lòng dân tộc; việc nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa ứng xử của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
1. Một số biểu hiện tinh tế trong văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
          1.1.  Khiêm nhường, lịch lãm nhưng vẫn linh hoạt, chủ động, biến hóa
             Khiêm nhường là một trong những nét nổi bật của phong cách ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh. Mặc dù là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng Người không bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác để đòi hỏi một sự suy tôn, tâng bốc để buộc người khác thừ nhận mình là vĩ đại. Điều đó càng làm tôn lên giá trị văn hóa của Người. Thái độ khiêm nhường đó đã được thể hiện bằng rất nhiều hành vi ứng xử trong cuộc đời hoạt động của mình.
          Khi đã giữ cương vị Chủ tịch nước rồi mà Người vẫn xưng hô mình là “cháu” đối với phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hòa – Hà Tây, Người đã viết: “Thưa Cụ! Những vị thượng thọ như cụ là của quý vô giá của dân tộc và nước nhà...Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Cụ, trân trọng chúc Cụ sống lâu và luôn mạnh khỏe, để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến và kiến quốc. Cháu lại kính gửi Cụ lời chào thân ái và quyết thắng”...     
Một biểu hiện khác thể hiện sự lịch lãm trong ứng xử của Người: Đó là vào năm 1946, tại Pari một nhà báo cánh hữu muốn làm giảm thiện cảm của những người Pháp vốn không ưa Cộng sản đối với Chính phủ Hồ Chí Minh, đã đưa ra một câu hỏi đầy khiêu khích: “Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là Cộng sản không? Chủ tịch Hồ Chí Minh điềm tĩnh đi tới lẵng hoa trên bàn rút ra những bông hoa đẹp nhất đem tặng cho những người có mặt và nói: Tôi là người Cộng sản như thế này. ...Vậy, chỉ một hành động nhỏ nhưng với sự lịch lãm nó mạnh hơn bất cứ đòn đánh nào khi có những kẻ đang muốn hạ thấp những người Cộng sản...
          Sự linh hoạt, chủ động, biến hóa cũng là một nét đặc sắc nữa trong phong cách ứng xử của Người. Người luôn có cách ứng xử linh hoạt, biến hóa đem lại hiệu quả cao trong bất kỳ tình huống nào. Đặc biệt, trong ứng xử với bạn bè thế giới, Người thường không câu nệ về hình thức hay dễ bị ràng buộc bởi những lễ nghi ngoại giao cứng nhắc mà Người luôn chủ động tạo ra bầu không khí cởi mở, gần gũi và thân thiện.
           Đối với đồng bào, đồng chí sự gần gũi đó càng thể hiện rõ bằng những cử chỉ, hành vi của Người. Chẳng hạn, khi xe của Người đến ngã tư đèn đỏ, Người đề nghị chờ đèn xanh rồi mới đi tiếp; khi vào chùa, Người cũng bỏ dép để bên ngoài theo quy định hoặc khi đi thăm đồng bào chống hạn, Người lội ngay xuống ruộng cùng đạp guồng nước với bà con nông dân…Điều đó càng làm tôn lên sự vĩ đại của vị lãnh tụ dân tộc.
            Khi đánh giá về nét ứng xử rất đặc trưng của Người, một nhà báo người Mỹ David Stamp đã viết: “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này – hơi giống Ganđi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Đối với dân tộc của mình và đối với cả nhân dân thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hi vọng, đấu tranh, hi sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị…Tính giản dị của Ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao, Ông càng giản dị và trong sạch. Ông Hồ không cố tìm kiếm cho mình những trang sức và quyền lực vì Ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của Ông với nhân dân, với lịch sử”
 1.2. Chân tình, nồng hậu, yêu thương, quý mến và trân trọng con người
          Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã làm cho bất cứ ai gặp Người đều thấy thoải mái, tự nhiên...bởi Người đã chủ động xóa bỏ đi mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim mọi người bằng một tình cảm thân thiết, gần gũi như người nhà. Trong các cuộc gặp mặt hay những buổi làm việc trang trọng nhưng chỉ bằng một lời chào hỏi thân tình, một thái độ giao tiếp niềm nở, Người đã xóa bỏ mọi sự cách biệt về cấp bậc, chức vụ, giữa lãnh tụ và quần chúng.
          Chẳng hạn, trong sự kiện trọng đại của dân tộc, ngày mùng 02 tháng 9 năm 1945,  khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Người có dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” Câu nói đã xóa đi khoảng cách giữa Người với quốc dân đang đứng dưới quảng trường...Chỉ một câu nói thôi đã khiến bao người xúc động, nó có giá trị hơn biết bao bản tuyên bố hay những lời hứa hẹn...Đây là một kiểu giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân; hoặc đối với khách nước ngoài, Hồ Chí Minh cũng thể hiện rất rõ sự chân tình, nồng hậu trong ứng xử. Chẳng hạn, nhà thơ Quách Mạt Nhược, Viện trưởng viện khoa học Trung Quốc sang thăm Việt Nam, được Hồ Chí Minh mời vào thăm nơi ở của Người, được dẫn đi thăm vườn cây, ao cá rồi dắt tay lên nhà...được đối xử như một người anh em tri kỷ...Nhà thơ thốt lên những cử chỉ đó thể hiện tình cảm của một người cha đối với những đứa con từ phương xa về...
          Nhà nghiên cứu người Mỹ- David đã nhận định: “Toàn thể con người của Ông (tức Hồ Chí Minh) tỏa lên một phong thái bình dị và tế nhị bẩm sinh. Văn minh Châu Âu tác động bằng lưỡi lê và rượu cồn giấu dưới áo thụng đen của cha cố Công giáo. Còn Ông tiêu biểu cho một nền văn hóa không phải là nền văn hóa Châu Âu mà có lẽ tiêu biểu cho nền văn hóa tương lai”.
1.3. Cảm hóa, khoan dung và đại lượng
            Sự khoan dung, đại lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nét đặc sắc trong phong cách ứng xử đồng thời là biểu hiện của giá trị đạo đức trong nhân cách của Người. Bằng tấm lòng khoan dung, đại lượng, Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những tri thức lớn, nhiều vị đại thần thuộc Nam triều, nhiều vị chức sắc các tôn giáo như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, , cụ Phan Kế Toại, linh mục Phạm Bá Trực…hoặc nhiều trí thức Việt kiều ở Pháp như kỹ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Trần Hữu Tước…đã cùng góp phần tham gia kháng chiến và xây dựng chính quyền cách mạng ngay sau khi thành lập.
            Tấm lòng khoan dung, độ lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua thái độ ứng xử của Người đối với Vĩnh Thụy(vua Bảo Đại )- vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến cũ bị lật đổ- là một điển hình:
          Ngày 9/9/1945 Vĩnh Thụy ra tới Hà Nội theo lời mời của Người. Lúc 15h, ngày đó, Người đã tiếp ông ta tại Bắc Bộ Phủ. Ngày 10/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 213, cử ông Vĩnh Thụy làm cố vấn Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như vậy, từ chỗ lo lắng cho số phận của mình, Vĩnh Thụy đã mang ơn sâu nặng với Hồ Chủ Tịch. Ông đã viết: “Cụ Hồ tốt lắm! con ra đây được cụ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả cứ yên tâm, không phải lo chi cho con cả”. Cho đến lúc Vĩnh Thụy không vượt qua được sự lôi kéo của thực dân đế quốc, quay trở về con đường cũ, Hồ Chí Minh vẫn giữ thái độ khoan dung với ông ta: “Chính phủ và nhân dân ta rất mong cố vấn Vĩnh Thụy không có những hành động trái ngược với những lời cố vấn đã thề trước Tổ quốc và trước đồng bào và trái với nguyện vọng của dân tộc. Dù sao vận mệnh của dân tộc sẽ không vì một người hoặc một nhóm người mà thay đổi”….Qua đây, có thể khẳng định thái độ ứng xử mềm mỏng của Người đối với vị vua cuối cùng của chế độ cũ, mặt khác Người cũng khẳng định con đường tất thắng của cả dân tộc.
1.4. Nụ cười – nét ứng xử văn hóa đặc biệt của Hồ Chí Minh
            Ở Hồ Chí Minh, sự lạc quan luôn được thể hiện trong cuộc sống và trong ứng xử hàng ngày. Người có những nụ cười với nhiều cung bậc khác nhau, được thể hiện trong văn thơ hoặc truyện ngắn, văn nói, văn chính luận.
            Đặc biệt, trong ứng xử đời thường, Người luôn thể hiện sự hóm hỉnh, tính hài hước để đùa vui, để nhắc nhở, để giáo dục, nhất là phá đi cái nghi thức, cái trịnh trọng không cần thiết để tạo ra không khí giao hòa, gần gũi giữa quần chúng với lãnh tụ. Chẳng hạn, một lần, khi đi thăm Hà Tĩnh, sau khi ghé qua các phòng, ban của cơ quan tỉnh ủy, Người vào thăm nơi ở của cán bộ tuyên huấn. Thấy đầu giường của một anh có dán ảnh một cô gái đẹp cắt ra từ họa báo.
            Người hỏi: “Vợ chú phải không?”
            Mọi người cười rộ lên. Đ/c cán bộ tuyên huấn ngượng quá, lúng túng cải chính:   “Dạ thưa Bác, vợ cháu làm ruộng ở quê ạ”
            Người quay ra chỉ cây ớt ngoài cửa sổ: “Loại ớt này có cay không?”
            “Dạ ớt mọi, cay lắm ạ”
            Người cười: Ớt nào mà chẳng cay, có đúng thế không? Nếu cô ấy lên thăm thấy chú suốt ngày ngắm gái đẹp thế này thì không ổn đâu.
            Từ sự đùa vui nhẹ nhàng đó, mọi người đều nhận thấy được từ Người bài học từ sự tế nhị, về cách cư xử khéo léo trong cuộc sống.
2. Giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách của Người
            Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều chuyển biến lớn. Do vậy, học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có phong cách ứng xử của Người luôn có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
            Giá trị văn hoá ứng xử của Người luôn mãi trường tồn và bất diệt, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và thực hiện Chỉ thị 05/-CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách của Người.
Đây là một chủ trương lớn của Đảng, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
 
******
 
            Như vậy, có thể nói những biểu hiện trong văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh là sự chắt lọc, cô đọng tất cả những gì là chân, thiện, mỹ của tinh hoa ứng xử dân tộc và nhân loại. Đồng thời, phong cách ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Nét đặc sắc trong văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Nhận thức và thực hiện có hiệu quả những nội dung đó sẽ góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại, của Đảng, Nhà nước ta; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng.

Tác giả bài viết: Chu Bích Thảo

Nguồn tin: Khoa Các bộ môn chung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/05-01-2025_e296d3e46b1c5364adc74564a003c261.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)